Từ ngày 18/6 đến ngày 24/6/2023, đoàn sinh viên của Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ đã tham gia Chương trình học tập trải nghiệm AUN ASEAN (AELP) lần thứ 3 năm 2023. Chương trình do mạng lưới các Đại học Đông Nam Á (AUN) đăng cai tổ chức tại Singapore với sự tham gia của 22 trường đại học thành viên AUN từ 9 quốc gia gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, Trường Đại học Cần Thơ cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là ba thành viên đến từ Việt Nam.

AELP là chương trình được khởi xướng bởi mạng lưới các sinh viên AUN (AUN-SAN) vào năm 2017, tập hợp các sinh viên chưa tốt nghiệp từ các trường đại học thành viên AUN cho một chương trình học tập trải nghiệm kéo dài một tuần, nơi sinh viên có thể tham gia đối thoại với các chuyên gia, học hỏi từ các chuyến thăm thực nghiệm và đưa ra các giải pháp cho các vấn đề nổi lên của khu vực ASEAN.


Khai mạc chương trình tại Đại học Quốc gia Singapore

Chương trình được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho sinh viên các trường đại học thành viên học tập, trải nghiệm và hòa nhập văn hóa với các nước trong AUN, tiếp thu kiến thức về các vấn đề ảnh hưởng đến khu vực ASEAN, đồng thời áp dụng kiến thức thu được khi trở về nước cho các dự án quốc gia và khu vực. Bên cạnh đó, chương trình còn nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về các khía cạnh văn hóa xã hội và kết nối tất cả các sinh viên đại học ASEAN hướng đến các hoạt động hợp tác tiềm năng giữa sinh viên của các trường đại học thành viên.

Tại AELP 2023 với chủ đề: “Quốc gia Thông minh: Đổi mới Quốc gia thông qua Công nghệ”, các đại biểu tham gia chương trình được tìm hiểu và khám phá về khái niệm Quốc gia thông minh dựa trên 4 chuyên đề chính:

1. Quy hoạch thị trấn: Thị trấn bền vững hỗ trợ công nghệ

2. Giao thông vận tải: Tận dụng công nghệ để tăng cường hệ thống giao thông

3. Chăm sóc sức khỏe: Ứng phó với Covid và tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe

4. Xã hội sẵn sàng cho kỹ thuật số: Bao gồm công dân trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Những người tham gia đã trải qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ với các giáo sư và những người có chuyên môn trong lĩnh vực. Tại đây, các sinh viên đã đặt câu hỏi và được giải đáp thắc mắc bởi những chuyên gia hàng đầu Singapore. Sau khi được cung cấp kiến thức từ những chuyên gia, các đại biểu được trải nghiệm tương tác thực tế để hiểu sâu hơn về những khái niệm đã học. Khi kết thúc chương trình, các sinh viên thuyết trình để trình bày giải pháp giải quyết vấn đề được thảo luận.

Quy trình học tập và trải nghiệm tại chương trình

Buổi trò chuyện, tương tác giữa các thành viên trong nhóm


Tìm hiểu không gian sống HDB Hub


Quy hoạch đô thị thông minh gắn liền với công nghệ


Tham gia trải nghiệm ngồi trên xe tự lái


Đối thoại giữa Tiến sĩ Eric Wong và sinh viên


Sinh viên tham gia đóng vai bệnh nhân và nhân viên chăm sóc sức khỏe


Tham gia trải nghiệm “chuyến du hành xuyên khoảng cách”


Công nghệ tương tác thực tế ảo

Các sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau được chia vào 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 6 – 7 sinh viên. Trong đó có tối đa 2 sinh viên đến cùng một quốc gia. Tất cả đã làm việc nhóm cùng nhau để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đặt ra. Các đại biểu sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau, có nền văn hóa khác nhau nhưng họ đều rất thân thiện, sẵn sàng hợp tác cùng nhau để đưa ra kết quả tốt nhất.

Sinh viên Phan Thị Diễm My (hàng trên bìa phải), Khoa Phát triển nông thôn thảo luận nhóm để tìm ra giải pháp cho vấn đề


Bài báo cáo cuối cùng về giải pháp khắc phục vấn đề


Sinh viên Âu Thị Nhu Mỳ (bìa phải)- Khoa Phát triển nông thôn cùng nhóm 5 nhận giải Best Presentation

Ngoài ra, tham gia hoạt động “Bữa tối văn hóa”, các đại biểu của Trường Đại học Cần Thơ xuất hiện trong trang phục truyền thống, nhằm giới thiệu văn hóa của người dân Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Mỗi bộ trang phục tượng trưng cho nét đẹp của từng quốc gia đã tạo nên một không gian đa văn hóa đầy màu sắc.

Trang phục truyền thống các quốc gia trong bữa tối văn hóa

Chương trình AELP 2023 là cầu nối giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm, mở rộng mạng lưới quốc tế và hiểu về văn hóa và ngôn ngữ của các quốc gia trong khu vực ASEAN. Hy vọng với những sự hiểu biết mới khi tham gia học tập và trải nghiệm tại “Đảo quốc sư tử” với nền tảng khoa học – công nghệ hiện đại, các đại biểu sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ ngày càng phát triển và vươn xa hơn nữa.

Bế mạc chương trình

(Nguồn: Website trường Đại học Cần Thơ)

Từ ngày 29/6 - 30/6/2023, đoàn sinh viên Hoa Kỳ thuộc chương trình World Learning – SIT Study Abroad do TS. Dương Văn Thanh làm trưởng đoàn cùng sáu sinh viên đến khoa Phát triển Nông thôn, trường Đại Học Cần Thơ để học tập và tham quan. Tham gia hướng dẫn và hỗ trợ cho đoàn sinh viên SIT tại Khu Hòa An là PGS. TS. Nguyễn Duy Cần cùng ThS. Trần Duy Phát và mười sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh của khoa Phát triển Nông thôn, trường Đại Học Cần Thơ.

Hình 1: Sinh viên Hoa Kỳ và sinh viên Việt Nam chụp hình lưu niệm tại khoa Phát triển Nông thôn
(ảnh: Nguyễn Thị Vân Hồng)

Ngày đầu tiên đoàn đến Khoa Phát triển Nông thôn đã được TS. Lê Thanh Sơn, đại diện lãnh đạo đơn vị chào đón nồng nhiệt và giới thiệu về hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ phát triển cộng đồng của Khoa Phát triển Nông thôn.

Trong hai ngày học tập và giao lưu tại Khoa Phát triển Nông thôn, đoàn đã được giới thiệu về hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thực vật được sử dụng làm dược liệu ở Đồng bằng Sông Cửu Long, tham quan khu bảo tồn đa dạng sinh học của Khoa Phát triển Nông thôn, hướng dẫn nhận diện và công dụng của một số loài thực vật phổ biến ở Khu Hòa An được sử dụng trong y học cổ truyền tại địa phương. Bên cạnh thời gian học tập và tham quan cùng nhau, chương trình cũng dành những khoảng thời gian để sinh viên Hoa Kỳ và sinh viên Việt Nam sinh hoạt giao lưu và trao đổi về văn hóa, văn nghệ và ẩm thực của hai nước.

Hình 2: TS. Lê Thanh Sơn chào đón đoàn sinh viên Hoa Kỳ và giới thiệu về Khoa Phát triển Nông thôn (ảnh: Nguyễn Thị Vân Hồng)

Hình 3: : PGS. TS. Nguyễn Duy Cần giới thiệu về bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thực vật được sử dụng làm dược liệu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ảnh: Nguyễn Thị Vân Hồng)

Hoạt động giao lưu học thuật giữa chương trình World Learning – SIT Study Abroad của Hoa Kỳ và khoa Phát triển Nông thôn của trường Đại Học Cần Thơ không chỉ là cầu nối quan trọng cho sinh viên của cả hai nước nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa và đời sống mà còn làm gia tăng ý thức trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật đối với đời sống con người.

Hình 4: ThS. Trần Duy Phát giới thiệu về khu bảo tồn đa dạng sinh học của khoa Phát triển Nông thôn, trường Đại Học Cần Thơ (ảnh: Kim Qui)

Hình 5: ThS. Trần Duy Phát hướng dẫn cách nhận diện và công dụng trị bệnh của các loài thực vật hiện diện ở Khu Hòa An  (ảnh: Trần Thị Hải Băng)

Hình 6: Sinh viên Hoa Kỳ và sinh viên Việt Nam thực tập nhận diện và thu mẫu các loài thực vật được sử dụng làm dược liệu có ở Khu Hòa An (ảnh: Trần Thị Hải Băng)

Hình 7: Sinh viên Hoa Kỳ và sinh viên Việt Nam giao lưu và thưởng thức bánh xèo (ảnh: Trần Thị Hải Băng)

Bài viết: Kim Qui, Trần Thị Hải Băng và Trần Duy Phát

Theo kết hoạch xét và phát bằng TN năm 2023, sinh viên tốt nghiệp đợt 2 năm 2023 sẽ có giấy TN vào các mốc thời gian sau:

-         Quyết định tốt nghiệp: 27/6/2023

-         Phụ lục bằng và Văn bằng: 08/8/2023

Khoa Phát triển Nông thôn sẽ phát giấy tốt nghiệp cho các sinh viên tốt nghiệp đợt 2  năm 2023. Cụ thể như sau:

  1. Quyết định và Phụ lục văn bằng

Quyết định tốt nghiệp: Từ ngày 27/6 đến 16/7/2023 (trừ các ngày 4, 5, 6 và 7/7)

Thời gian: các ngày làm việc trong tuần  

Địa điểm: Văn phòng đại diện Khoa PTNT, tầng 4, nhà Điều hành, Khu 2

Phụ lục tốt nghiệp: Từ ngày 08/8 đến 15/8/2023

Thời gian: các ngày làm việc trong tuần  

Địa điểm: Văn phòng đại diện Khoa PTNT, tầng 4, nhà Điều hành, Khu 2

  1. Nhận Bằng tốt nghiệp

Thời gian:            Từ ngày 08/8 đến 25/8/2023, Các ngày làm việc trong tuần

Địa điểm:             Phòng Đào tạo

Các nội dung chi tiết xem thêm văn bản đính kèm

Mến chào các em sinh viên
Thực hiện kế hoạch tổ chức cho sinh viên học tập ngắn hạn ở nước ngoài của Khoa Phát triển Nông thôn và Quyết định của Hiệu trưởng về việc phân bổ kinh phí cho sinh viên đi học tập ngắn hạn ở nước ngoài.  Khoa PTNT dự kiến tổ chức nhiều chuyến đi học tập ngắn hạn nước ngoài cho các bạn được học bổng và các bạn tình nguyện góp kinh phí để tham gia.
Thời gian: từ 05 đến 07 ngày (dự kiến vào cuối tháng 7/2023)
Nơi đến (dự kiến): Thái Lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á
Đối tượng xét:  Sinh viên còn hạn trong thời gian của chương trình đào tạo 
- Sinh viên được nhận học bổng khuyến khích học tập học kỳ 1 hoạc học kỳ 2 , năm học 2022-2023 (danh sách kèm theo).
- Sinh viên có nguyện vọng học tập ngắn hạn nước ngoài và tự túc kinh phí tham gia (khoảng 09 triệu đồng/sinh viên)
Đăng ký và xét chọn
1. Sinh viên đăng ký vào link gửi kèm theo https://forms.gle/Yps3nU79MuJwYfNz7  từ nay đến hết ngày 24/6/2023
2. Hội đồng xét chọn sinh viên sẽ phỏng vấn và xét chọn trong khoảng thời gian 26-30/6/2023 (sẽ có thông báo cụ thể sau)
Kết quả xét chọn sẽ được công bố qua email sinh viên đăng ký.
Chúc các em luôn vui khỏe !

Danh sách sinh viên nhận học bổng khuyến khích được đăng ký

Vietnam AquaVenture 2023 là cuộc thi tìm kiếm các ý tưởng khởi nghiệp liên quan đến các giải pháp công nghệ sáng tạo giải quyết các vấn đề về Nước trong hai lĩnh vực Công nghiệp  Nông nghiệp.Các nhóm được lựa chọn sẽ được tham gia: 
  • Đào tạo ngắn hạn (trực tuyến)  các kiến thức và kỹ năng liên quan đến Doanh nghiệp xã hội, Xây dựng kế hoạch kinh doanh và Kỹ năng đàm phán,v.v. 
  • Các nhóm sẽ có cơ hội thực hiện việc tìm hiểu thị trường, phỏng vấn doanh nghiệp để định hình rõ hơn tiềm năng & cơ hội cho ý tưởng của mình.
  • Các nhóm sẽ tham gia chương trình offline 3 ngày tại TPHCM và thực hiện  phần thuyết trình (pitching) về ý tưởng của mình trước Ban cố vấn & giám khảo. Chương trình nằm trong khuôn khổ Hội thảo Quốc tế lớn nhất về Ngành Cấp thoát nước, Công nghệ lọc nước và Xử lý nước thải tại Việt Nam- VIETWATER 2023. Các nhóm thắng cuộc sẽ được nhận giải thưởng và tư vấn để tiếp tục phát triển dự án khởi nghiệp của mình

Thông tin tóm tắt về Chương trình sinh viên xem trong file đính kèmNgoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết, truy cập tại https://www.asiaclimatelab.com/project/vav2023/. Link facebook https://www.facebook.com/photo?fbid=586308657001742&set=a.395076296124980

Số lượt truy cập

6682551
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
10546
60561
331939
6682551
Your IP 192.168.253.18

Hộp thư góp ý

Ngành Kinh doanh nông nghiệp

Khoa Phát triển Nông thôn - Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu Hòa An - ĐHCT, số 554, quốc lộ 61, ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Số điện thoại:(+84) 0293 351 1111                Email: kptnt@ctu.edu.vn