Ngành học: Kinh doanh nông nghiệp (Agribusiness)

Mã ngành: 7620114                      Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 4 năm             Danh hiệu: Cử nhân

Đơn vị quản lý: Bộ môn: Kinh tế - Xã hội nông thôn  - Khoa Phát triển Nông thôn

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1    Mục tiêu đào tạo chung

Chương trình Kinh doanh nông nghiệp trình độ đại học đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên môn tổng hợp từ tổ chức sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý và chế biến nông sản đến thương mại hóa nông sản trên thị trường; có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp đáp ứng khung trình độ quốc gia; có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo quy định hiện hành; có kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, xã hội, pháp luật, giáo dục thể chất, quốc phòng và an ninh; có năng lực tự chủ và trách nhiệm, phẩm chất chính trị đạo đức, năng lực lãnh đạo và thích ứng với thay đổi; có năng lực nghiên cứu khoa học và có sức khỏe đáp ứng được những yêu cầu hoàn hiện bản thân của người học, phục vụ phát triển kinh tế của đất nước và yêu cầu của quốc tế.

1.2    Mục tiêu đào tạo cụ thể

a - Trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn, kỹ năng và năng lực đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

b - Đào tạo cử nhân Kinh doanh nông nghiệp có trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng – an ninh, có lòng yêu nước, yêu ngành yêu nghề, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; năng lực ngoại ngữ và năng lực công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành;

c - Cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp được trang bị kiến thức cơ bản, có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng tự nghiên cứu, xây dựng, tổ chức và thực hiện phương án kinh doanh nông nghiệp. Người học có khả năng phân tích và hoạch định các chiến lược phát triển thương mại nông nghiệp, có thể tự phân tích và đánh giá được các hoạt động kinh doanh nông nghiệp trong môi trường quốc tế, chủ động và thích ứng tốt trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của cả nước nói chung và ở ĐBSCL nói riêng;

d - Cử nhân Kinh doanh nông nghiệp có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo có liên quan đến kinh doanh nông nghiệp, các đơn vị kinh doanh như công ty xuất nhập khẩu nông sản, công ty sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp, các trang trại và các HTX nông nghiệp hoặc tự khởi nghiệp.

  1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

2.1     Kiến thức

  • Khối kiến thức giáo dục đại cương

a- Nắm được các kiến thức cơ bản về khoa học chính trị như chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

b- Nắm được kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên như toán học, xác suất thống kê, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;

c- Nắm được kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, có hiểu biết cơ bản về ngoại ngữ và tin học, có tư duy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

  • Khối kiến thức cơ sở ngành

a- Nắm vững kiến thức cơ bản về toán học ứng dụng trong kinh tế như toán kinh tế, thống kê trong kinh tế, kinh tế lượng nhằm đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

b- Nắm vững kiến thức cơ bản về quản trị, kế toán, marketing, luật thương mại giúp người lãnh đạo đưa ra các quyết định nhằm đạt mục tiêu của tổ chức;

c- Nắm vững kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản trong hệ thống sản xuất của ngành nông nghiệp và các phương thức, công nghệ bảo quản và chế biến mặt hàng nông – thủy sản;

d- Hiểu rõ về những nguyên lý kinh tế cơ bản để phân tích các hoạt động trong nền kinh tế, nắm bắt được các vấn đề về chính sách có tác động đến tổng thể của nền kinh tế từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đạt mục tiêu của tổ chức; hiểu rõ phương pháp nghiên cứu phù hợp trong kinh doanh nông nghiệp.

2.1.3   Khối kiến thức chuyên ngành

a- Nắm vững kiến thức tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, hệ thống tổ chức sản xuất và phân phối nông sản của các công ty trong và ngoài nước;

b- Nắm vững kiến thức và phương pháp về quản trị trong kinh doanh nông nghiệp như: quản trị sản xuất, quản trị thương hiệu, quản trị chuỗi cung ứng; Có kỹ thuật thương thuyết tốt và đàm phán một cách hiệu quả; phân tích thị trường nông nghiệp, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động kinh doanh nông nghiệp;

c- Có khả năng ứng dụng được kiến thức chuyên môn vào trong thực tiễn hoạt động kinh doanh nông nghiệp.

2.2       Kỹ năng

2.2.1   Kỹ năng cứng

a- Hình thành và tăng cường khả năng diễn đạt lưu loát các vấn đề trong kinh doanh, có kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt; có khả năng giải quyết được những vấn đề và ra quyết định trong kinh doanh;

b- Hình thành khả năng phân tích phản biện, đánh giá thị trường và toàn bộ hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, các hoạt động tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế;

c- Có khả năng xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược trong kinh doanh nông nghiệp.

2.2.2   Kỹ năng mềm

a- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức cơ bản để giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên môn; có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng;

b- Có kỹ năng giao tiếp tốt như xác định các tình huống giao tiếp, giải thích một chiến lược giao tiếp; thực hiện được bài thuyết trình bằng điện tử.

c- Có khả năng làm việc độc lập hoặc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ quan điểm cá nhân; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm; hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ đã xác định.

2.3       Thái độ/Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân

a- Thể hiện sự tự tin, lòng nhiệt tình, niềm đam mê, sự thích nghi đối với sự thay đổi, ý thức và tinh thần trách nhiệm công dân, có phẩm chất chính trị đạo đức, có ý thức kỹ luật và tác phong công nghiệp, biết xem xét và chấp nhận các quan điểm khác nhau;

b- Thể hiện đúng đạo đức nghề nghiệp của ngành nghề mình theo đuổi, nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các tiêu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức của mình, có thái độ đúng mực với những sai lầm của mình;

c- Luôn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc và ứng xử hàng ngày tạo một phong cách làm việc chuyên nghiệp. Phương pháp và phong cách làm việc khoa học, có thái độ cầu tiến và vượt khó, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn công tác.

d- Thực hành học tập suốt đời; chủ động lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho bản thân, luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành để có thái độ ứng xử cũng như xử lý những thay đổi.

  1. 3. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp có thể làm tốt nhiệm vụ

3.1. Nhân viên kinh doanh, nhà quản lý ở tất cả các loại hình doanh nghiệp/hợp tác xã trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông thủy sản; chuyên viên hoặc nhà quản lý ở các cơ quan nhà nước (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công thương của các tỉnh, thành; Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Kinh tế ở các huyện thị);

3.2. Nghiên cứu viên và giảng viên ở các viện, trường, cơ sở đào tạo có liên quan đến kinh doanh nông nghiệp.

  1. 4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp sau khi tốt nghiệp có thể học thêm một bằng đại học khác cùng nhóm ngành hoặc học tiếp cao học (Thạc sĩ) hoặc nghiên cứu sinh (Tiến sĩ) ở các trường đại học trong và ngoài nước.

  1. 5. Các chương trình đào tạo, tài liệu, chuẩn quốc gia và quốc tế tham khảo

Luật Giáo dục đại học; Khung Trình độ quốc gia Việt Nam; Khung Năng lực ngoại ngữ Việt Nam; yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ đại học (Thông tư 07/2015/TT-BGDÐT); Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (Thông tư 03/2014/TT-BTTTT); Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư 04/2016/TT-BGDÐT); Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình đào tạo của AUN-QA (phiên bản 2015);

Chương trình đạo tạo đại học ngành Kinh doanh nông nghiệp của Trường Đại học Đà Nẵng – Phân hiệu tại Kon Tum, chương trình quản trị kinh doanh nông nghiệp tiên tiến của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp của Đại học Arkansas của Mỹ.

 

 

 

 

  1. Chương trình đào tạo

TT

Mã số
học
phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Bắt buộc

Tự chọn

Số
tiết
LT

Số
tiết
TH

Học phần
tiên quyết

Học phần
song hành

HK thực hiện

Khối kiến thức Giáo dục đại cương

1                      

QP006

Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*)

2

2

 

30

 

Bố trí theo nhóm ngành

2                      

QP007

Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*)

2

2

 

30

 

Bố trí theo nhóm ngành

3                      

QP008

Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*)

3

3

 

20

65

Bố trí theo nhóm ngành

4                      

QP009

Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*)

1

1

 

10

10

Bố trí theo nhóm ngành

5                      

TC100

Giáo dục thể chất 1+2+3 (*)

1+1+1

 

3

 

90

 

 

I, II, III

6                      

XH023

Anh văn căn bản 1 (*)

4

 

10TC nhóm AV

hoặc nhóm PV

60

 

 

 

I, II, III

7                      

XH024

Anh văn căn bản 2 (*)

3

 

45

 

XH023

 

I, II, III

8                      

XH025

Anh văn căn bản 3 (*)

3

 

45

 

XH024

 

I, II, III

9                      

XH031

Anh văn tăng cường 1 (*)

4

 

60

 

XH025

 

I, II, III

10                  

XH032

Anh văn tăng cường 2 (*)

3

 

45

 

XH031

 

I, II, III

11                  

XH033

Anh văn tăng cường 3 (*)

3

 

45

 

XH032

 

I, II, III

12                  

XH004

Pháp văn căn bản 1 (*)

3

 

45

 

 

 

I, II, III

13                  

XH005

Pháp văn căn bản 2 (*)

3

 

45

 

XH004

 

I, II, III

14                  

XH006

Pháp văn căn bản 3 (*)

4

 

60

 

XH005

 

I, II, III

15                  

FL004

Pháp văn tăng cường 1 (*)

3

 

45

 

XH006

 

I, II, III

16                  

FL005

Pháp văn tăng cường 2 (*)

3

 

45

 

FL004

 

I, II, III

17                  

FL006

Pháp văn tăng cường 3 (*)

4

 

60

 

FL005

 

I, II, III

18                  

TN033

Tin học căn bản (*)

1

1

 

15

 

 

 

I, II, III

19                  

TN034

TT. Tin học căn bản (*)

2

2

 

 

60

 

 

I, II, III

20                  

ML009

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1

2

2

 

30

 

 

 

I, II, III

21                  

ML010

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2

3

3

 

45

 

ML009

 

I, II, III

22                  

ML006

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

 

30

 

ML010

 

I, II, III

23                  

ML011

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

3

 

45

 

ML006

 

I, II, III

24                  

KL001

Pháp luật đại cương

2

2

 

30

 

 

 

I, II, III

25                  

TN010

Xác suất thống kê

3

3

 

45

 

 

 

I, II, III

26                  

KT105

Toán kinh tế 1

3

3

 

45

 

 

 

I, II

27                  

KT022

Kỹ năng giao tiếp

2

2

 

30

 

 

 

I, II

28                  

XH028

Xã hội học đại cương

2

 

2

30

 

 

 

I, II,III

29                  

KN001

Kỹ năng mềm

2

 

20

20

 

 

I, II,III

30                  

KN002

Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

2

 

20

20

 

 

I, II,III

Cộng: 46 TC (Bắt buộc: 31 TC; Tự chọn: 15 TC)

Khối kiến thức cơ sở ngành

31                  

KT101

Kinh tế vi mô 1

3

3

 

45

 

 

 

I, II

32                  

KT102

Kinh tế vĩ mô 1

3

3

 

45

 

 

 

I, II

33                  

KTxxx

Thống kê trong kinh tế và kinh doanh

3

3

 

45

 

TN010

 

I, II

34                  

HG151

Phương pháp nghiên cứu khoa học – Kinh doanh nông nghiệp

3

3

 

30

30

KT108

 

I, II

35                  

KL215

Luật thương mại

3

3

 

45

 

 

 

I, II

36                  

NN140

Trồng trọt đại cương

2

2

 

30

 

 

 

I, II

37                  

NN139

Chăn nuôi đại cương

2

2

 

30

 

 

 

I, II

38                  

TS103

Ngư nghiệp đại cương

2

2

 

30

 

 

 

I, II

39                  

KT103

Quản trị học

3

3

 

45

 

 

 

I, II

40                  

KT104

Marketing căn bản

3

3

 

45

 

 

 

I, II

41                  

KT106

Nguyên lý kế toán

3

3

 

45

 

 

 

I, II

42                  

HG152

Thực tập cơ sở ngành Kinh doanh nông nghiệp

2

2

 

10

50

≥70 TC

 

III

43                  

KT318

Kinh tế nông nghiệp

3

 

3

35

10

KT101

 

I, II

44                  

PD327

Kinh tế phát triển nông thôn

3

 

35

20

KT101, KT102

 

I, II

45                  

KT113

Kinh tế lượng

3

3

 

35

25

KT108

 

I, II

46                  

HG255

Công nghệ bảo quản và chế biến nông thủy sản

3

3

 

30

30

 

 

I, II

Cộng: 41 TC (Bắt buộc: 38 TC; Tự chọn: 3 TC)

Khối kiến thức chuyên ngành

47                  

KT411

Phân tích chính sách nông nghiệp

3

3

 

45

 

 

 

I, II

48                  

HG251

Tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp

3

3

 

30

30

 

 

I, II

49                  

HG252

Thương mại nông nghiệp

3

3

 

30

30

 

 

I, II

50                  

HG253

Anh văn chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp

2

2

 

30

 

 

 

I, II

51                  

KT316

Kinh doanh quốc tế

3

3

 

45

 

 

 

I, II

52                  

KT393

Phân tích hoạt động kinh doanh

3

3

 

45

 

KT106

 

I, II

53                  

HG254

Xây dựng và quản lý dự án kinh doanh

2

2

 

25

10

 

 

I, II

54                  

KT243

Quản trị rủi ro trong thị trường nông sản

2

2

 

30

 

 

 

I, II

55                  

 

Khởi sự doanh nghiệp nông nghiệp

2

2

 

20

20

 

 

I, II

56                  

HG256

Quản trị và điều hành các tổ chức kinh tế hợp tác

2

2

 

25

10

 

 

I, II

57                  

KT428

Kỹ thuật đàm phán

2

2

 

30

 

 

 

I, II

58                  

HG257

Thực tập chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp

2

2

 

 

60

≥ 90 TC

 

III

59                  

KT206

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

2

 

14

30

 

 

 

I, II

60                  

KT337

Thương mại điện tử

2

 

30

 

 

 

I, II

61                  

PD321

Phân tích chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm

3

 

30

30

KT101

 

I, II

62                  

KT336

Nghiệp vụ ngoại thương

3

 

45

 

 

 

I, II

63                  

KT207

Mô phỏng tình huống trong kinh doanh

3

 

15

60

KT103, KT104, KT106

 

I, II

64                  

KT361

Quản trị thương hiệu

3

 

45

 

 

 

I, II

65                  

KT346

Quản trị chiến lược

3

 

45

 

KT103

 

I, II

66                  

KT362

Quản trị thương mại

3

 

45

 

KT104

 

I, II

67                  

 

Nông nghiệp công nghệ cao

3

 

30

30

 

 

I, II

68                  

HG351

Luận văn tốt nghiệp – Kinh doanh nông nghiệp

10

 

10

 

300

≥ 105 TC

 

I, II

69                  

HG352

Tiểu luận tốt nghiệp – Kinh doanh nông nghiệp

4

 

 

120

≥ 105 TC

 

I, II

70                  

KT420

Dự báo kinh tế

3

 

45

 

KT108

 

I, II

71                  

KT268

Kinh tế nông hộ

3

 

45

 

KT318

 

I, II

72                  

HG353

Quản trị chất lượng trong nông nghiệp

2

 

25

10

 

 

I, II

73                  

HG354

Chuyên đề tổng hợp Kinh doanh nông nghiệp

2

 

 

60

≥ 105 TC

 

I, II

74                  

KT240

Marketing nông nghiệp

3

 

45

 

 

 

I, II

75                  

KT360

Quản trị sản xuất

3

 

45

 

 

 

I, II

Cộng: 56 TC (Bắt buộc: 32 TC; Tự chọn: 24 TC)

Tổng cộng: 140 TC (Bắt buộc: 95 TC; Tự chọn: 45 TC)

 (*):  là học phần điều kiện, không tính điểm trung bình chung tích lũy. Sinh viên có thể hoàn thành các học phần trên bằng hình thức nộp chứng chỉ theo quy định của Trường hoặc học tích lũy.

                                                                                                             Ngày        tháng         năm 2018

                     BAN GIÁM HIỆU            HỘI ĐỒNG KH và ĐT  KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN                      HIỆU TRƯỞNG                       CHỦ TỊCH                            TRƯỞNG KHOA

Số lượt truy cập

10785834
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
1015
127566
550628
10785834
Your IP 192.168.253.18

Cộng đồng SV khoa PTNT

Ngành Kinh doanh nông nghiệp

Khoa Phát triển Nông thôn - Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu Hòa An - ĐHCT, số 554, quốc lộ 61, ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Số điện thoại:(+84) 0293 351 1111                Email: kptnt@ctu.edu.vn