Buổi sáng ngày 12 tháng 01 năm 2023 tại Phòng họp Khoa Phát triển Nông thôn, Quỹ Khuyến học Khoa Phát triển Nông thôn phối hợp với các mạnh thường quân đã trao 10 suất quà Tết cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại Khoa Phát triển Nông thôn.

Khoa Phát triển Nông thôn hiện đang quản lý 11 Chương trình đào tạo với hơn 1.900 sinh viên đang theo học. Sinh viên của Khoa Phát triển Nông thôn đa phần xuất thân từ các vùng nông thôn của đồng bằng sông Cửu Long với sinh kế chính của gia đình là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong số đó, có rất nhiều sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo của địa phương. Tuy nhiên, vượt trên những khó khăn trong cuộc sống, các bạn sinh viên luôn cố gắng hoàn thành chương trình học tập trên giảng đường Đại học Cần Thơ.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp thêm động lực cho một mùa xuân mới đang đến, Quỹ Khuyến học Khoa Phát triển Nông thôn phối hợp với các mạnh thường quân là các giảng viên, cựu giảng viên và cựu sinh viên của Khoa trao 10 suất quà Tết cho các bạn sinh viên. Mỗi suất quà Tết bao gồm: 1 túi gạo ST25 5 kg và các nhu yếu phẩm khác. Giá trị mỗi suất quà tương đương 500.000 đồng.

Hình 1. Thầy Lê Trần Thanh Liêm đại diện mạnh thường quân gửi lời chúc Tết đến các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhận quà Tết.

Tại buổi lễ trao quà, Thầy Lê Trần Thanh Liêm đã thay mặt các mạnh thường quân thăm hỏi tình hình học tập, trao đổi về các hoàn cảnh gia đình, động viên các bạn sinh viên cố gắng học tập và gửi lời chúc Tết an vui và hạnh phúc đến các bạn. Thầy Lê Trần Thanh Liêm cũng gửi lời cám ơn đến Quỹ Khuyến học Khoa Phát triển Nông thôn vì đã tạo điều kiện cho các mạnh thường quân có cơ hội được thể hiện sự quan tâm và động viên của mình đến với các bạn sinh viên. Thầy Phạm Việt Truyền – Thư ký Quỹ Khuyến học, Bí thư Đoàn Khoa Phát triển Nông thôn – đã gửi lời tri ân đến các mạnh thường quân và giới thiệu với các bạn sinh viên về mục đích và tiêu chí vận hành của Quỹ Khuyến học. Trong đó, nhấn mạnh vai trò cầu nối của Quỹ Khuyến học với các mạnh thường quân và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Khoa. Bên cạnh đó, Quỹ Khuyến học còn có cơ chế cho sinh viên gặp khó khăn đột xuất mượn tiền đóng học phí và hoàn trả trong vòng 2 Học kỳ.  Đại diện cho các bạn sinh viên có mặt nhận quà Tết, sinh viên Cao Thanh Thùy – Ngành Việt Nam học, chuyên ngành Hướng dẫn viên Du lịch K47 – đã gửi lời cám ơn đến Quỹ Khuyến học và các mạnh thường quân; cũng như thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực phấn đấu trong học tập để đáp lại sự quan tâm của quý mạnh thường quân và Thầy/Cô của Khoa Phát triển Nông thôn. 03 bạn sinh viên vì bận việc làm thêm và hoàn cảnh không cho phép đã không thể đến nhận quà tại Khoa, Quỹ Khuyến học thông qua các Thầy/Cô Cố vấn học tập sẽ gửi lại cho các bạn sau buổi lễ.

Hình 2. Thầy Phạm Việt Truyền – Thư ký Quỹ Khuyến học, Bí thư Đoàn Khoa Phát triển Nông thôn – Giới thiệu Quỹ Khuyến học và các cơ chế vận hành Quỹ.

Hình 3. Các bạn sinh viên nhận quà Tết chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện mạnh thường quân và Quỹ Khuyến học.

Bài viết: Lê Trần Thanh Liêm; Hình ảnh: Phạm Việt Truyền và Lê Trần Thanh Liêm

Từ ngày 20/12 – 25/12/2022, Đoàn trao đổi học thuật quốc tế của Khoa Phát triển Nông thôn (College of Rural Development – CRD), Trường Đại học Cần Thơ (Can Tho University – CTU) do PGS.TS. Nguyễn Duy Cần – Trưởng Khoa cùng 02 Giảng viên và 17 sinh viên đã thảo luận, chia sẻ và nghiên cứu các vấn đề trong phát triển kinh tế – xã hội, sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường tại Vương quốc Campuchia cùng sự phối hợp của PGS.TS. Seak Sophat – Phó Trưởng Khoa, Khoa Nghiên cứu Phát triển (Faculty of Development Studies – FDS), Đại học Hoàng gia Phnom Penh (Royal University of Phnom Penh – RUPP).

Dựa trên đơn ứng tuyển của các sinh viên xuất sắc được nhận học bổng khuyến khích học tập ít nhất 1 học kỳ trong năm học 2021 – 2022, Hội đồng của CRD đã lựa chọn được danh sách 17 sinh viên tham gia Chương trình. Các bạn sinh viên đã được hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để có thể sinh hoạt, học tập và làm việc nhóm trong môi trường đa văn hóa với các Giáo sư và sinh viên của FDS-RUPP.

Trong toàn bộ Chương trình, tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp xuyên suốt. Tuy nhiên, ngoài giờ sinh hoạt chung, các bạn sinh viên còn có cơ hội học tập cách chào hỏi thông thường trong giao tiếp hàng ngày, văn hóa và âm nhạc của 2 nước.

Đoàn CRD chụp ảnh lưu niệm tại Hoàng cung của Hoàng gia Campuchia

Hình 1: Đoàn CRD chụp ảnh lưu niệm tại Hoàng cung của Hoàng gia Campuchia

Bên cạnh đó, sinh viên CRD-CTU đã được giới thiệu về Chương trình giáo dục ở bậc Đại học của Campuchia, các ngành học, cấu trúc Chương trình, hoạt động giảng dạy cũng như hoạt động ngoài giờ học của sinh viên học tập tại RUPP. Thông qua hoạt động “University Tour” sinh viên của CRD-CTU đã được khám phá các cơ sở vật chất hiện đại của RUPP bao gồm tòa nhà STEM, Thư viện Trung tâm, Khu tự học, Khu Thi đấu và Luyện tập thể thao, Chuỗi hoạt động dịch vụ ăn uống của Trường.

Đoàn CRD chụp ảnh lưu niệm ở RUPP

Hình 2: Đoàn CRD chụp ảnh lưu niệm ở RUPP

Trong các ngày tiếp theo của Chương trình nghiên cứu, sinh viên của CRD-CTU và FDS-RUPP đã tiến hành nghiên cứu thực địa tại các chợ truyền thống ở vùng nông thôn của Campuchia, một số mô hình làng nổi thích nghi với điều kiện môi trường của cộng đồng cư dân bản địa, thực trạng khai thác – bảo tồn tài nguyên ở Biển Hồ và mô hình canh tác đa canh rau màu thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chương trình trao đổi học thuật quốc tế giữa CRD-CTU và FDS-RUPP là cầu nối quan trọng cho sinh viên của cả 2 đơn vị nâng cao nhận thức, khả năng tư duy, năng lực phân tích và giải quyết các vấn đề mang tính liên khu vực của Đồng bằng sông Mekong như: giáo dục, sinh kế, công nghệ thông tin, các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Đoàn CRD chụp ảnh lưu niệm ở RUPP

Hình 3: Nhóm sinh viên và giảng viên của CRD-CTU – FDS-RUPP chụp ảnh ở con đê nằm trong dự án bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế và phát triển bền vững cho Biển Hồ.

Hình 4: Nhóm sinh viên và giảng viên của CRD-CTU – FDS-RUPP tham quan thực địa các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư sinh sống trên lòng hồ của Biển Hồ.

Hình 5:Nhóm sinh viên và giảng viên của CRD-CTU – FDS-RUPP chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ dự án Mô hình Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và Chủ trang trại ứng dụng mô hình (Hàng trên cùng – Vị trí thứ 9 và 10 từ phía trái sang).

Hình 6:Sinh viên CRD-CTU và FDS-RUPP thảo luận nhóm khi nghiên cứu hiện trường.

Hình 7: Sinh viên báo cáo kết quả nghiên cứu tại thực địa.

Bài viết: Nguyễn Duy Cần, Cao Quốc Nam và Lê Trần Thanh Liêm; Ảnh: Lê Trần Thanh Liêm

Chào quý thầy cô cùng các em sinh viên,

Khoa Phát triển Nông thôn sẽ tổ chức chuỗi chương trình "Đón Tân sinh viên K48"  tại Khu Hòa An vào ngày 27 tháng 11 năm 2022.

Chuổi hoạt động bao gồm 3 hoạt động chính:

  • Buổi sáng: Buổi lễ chào đón Tân sinh viên kết hợp khai giảng năm học 2022-2023
  • Buổi chiều: Hoạt động vui chơi, gắn kết các sinh viên và tân sinh viên
  • Buổi tối: Chương trình Hòa An chào bạn năm 2022 bao gồm hoạt động rước đuốc truyền thống và giao lưu văn nghệ.

Đối tượng tham gia chương trình: Sinh viên tất cả các khóa đang học tập tại khoa, cựu sinh viên

Chương trình buổi lễ Đón Tân sinh viên sẽ có nội dung sinh hoạt nhập môn của các bạn Tân sinh viên và tư vấn hướng nghiệp theo các nhóm ngành:

  • Nhóm các ngành Kinh doanh nông nghiệp,  kinh tế nông nghiệp, quản trị kinh doanh sẽ do Bộ môn Kinh tế xã hội Nông thôn chủ trì tại Hội trường Khoa PTNT
  • Nhóm các ngành Luật hành chính, Ngôn ngữ Anh, Việt Nam học do Bộ môn Kỹ thuật nông nghiệp chủ trì tại phòng 101/HA6
  • Ngành Công nghệ thông tin sẽ do Bộ môn Công nghệ nông thôn chủ trì tại phòng 201/HA6

Chi tiết và nội dung chương trình sẽ được thông tin qua kênh Cố vấn học tập và Đoàn thanh niên.

Mọi chi tiết về thông tin chương trình, vui lòng liên hệ dtn_ptnt@ctu.edu.vn , Phạm Việt Truyền 0948.443.400

Kế hoạch giảng dạy và đăng ký học phần học kỳ 2 năm học 2022-203 của nhà trường và Thông báo V/ hỗ trợ sinh viên đăng ký học phần của Khoa PTNT (xem file kèm theo).
Đề nghị các em sinh viên thực hiện tốt nội dung của 2 văn bản này: Đăng ký học phần theo nhóm đối tượng và đúng thời gian trong kế hoạch
Đối với sinh viên đăng ký học ở Khu 2 lưu ý:
- Phải đúng đối tượng như trong thông báo
- Thời hạn nộp phiếu đăng ký từ nay đến hết ngày 15/12/2022
- Địa điểm nộp phiếu đăng ký: Văn phòng Khoa, Khu Hòa An (các ngày làm việc trong tuần); Văn phòng đại diện Khoa PTNT, Khu 2, tầng 4 Nhà Điều hành (Thứ 3 và Thứ 5 hàng tuần)

Mến chào các em sinh viên 

Bộ phận đào tạo Khoa PTNT tiến hành nhận hồ sơ xét công nhận điểm học phần (xem thông báo kèm theo), hồ sơ điều chỉnh điểm học phần (do sinh viên được ghi nhận điểm I ở các học kỳ trước đây) và hồ sơ xét điểm học phần tương đương (trường hợp các học phần K44 về trước không còn tồn tại ở K45 về sau, sinh viên được tư vấn học môn thay thế).
Quý Thầy, Cô và các em sinh viên chuẩn bị hồ sơ và sử dụng các biểu mẫu kèm theo.
Hạn nôp: từ nay đến hết ngày 09/12/2022
Địa điểm: Văn phòng Khoa, Khu Hòa An (các ngày làm việc trong tuần); Văn phòng đại diện Khoa PTNT, Khu 2, tầng 4 Nhà Điều hành (Thứ 3 và Thứ 5 hàng tuần).
Thân mến./.

Kính chào quý thầy cô và các em sinh viên,

Thay mặt BTC Seminar kính mời quý thầy cô và sinh viên Khoa tham dự buổi báo cáo Seminar của Khoa Phát triển Nông thôn với thời gian, địa điểm và danh sách báo cáo viên cụ thể như sau:
1. Thời gian báo cáo SeminarLúc 8:00 ngày 09/12/2022 (Thứ Sáu)
2. Địa điểm tổ chức Seminar: Phòng họp Khoa PTNT, khu Hoà An, ĐHCT (Trực tiếp). Quý thầy cô và các em sinh viên không thể tham dự Seminar trực tiếp, có thể tham dự trực tuyến qua Google Meet: https://meet.google.com/nbw-dhda-yuq    
3. Danh sách báo cáo: Tổng 05 báo cáo Seminar do 05 báo cáo viên trình bày được liệt kê cụ thể trong bảng sau:
Stt Tên seminar(*) Báo cáo viên chính(*)
1 Đánh giá ảnh hưởng của phân trùn quế có bổ sung vi sinh vật cố định đạm – phân giải lân lên rau dền đỏ (Amaranthus tricolor L.) trồng trên đất phèn Trần Duy Phát
2 So sánh các chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả tài chính giữa hai mô hình canh tác lúa thông thường và theo hướng VietGAP tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Cao Quốc Nam
3 Phân tích khía cạnh kỹ thuật - tài chính của mô hình nuôi tôm sú – lúa và quảng canh cải tiến chuyên tôm tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Lê Thị Phương Mai
4 Hệ thống tuần hoàn (RAS) trong nuôi trồng thủy sản Trần Nguyễn Hải Nam
5 Ứng dụng cách tiếp cận cân bằng nguyên liệu để đo lường hiệu quả môi trường trong mô hình nuôi tôm vùng ĐBSCL Nguyễn  Thùy Trang
Đối với trường hợp dự online, kính nhờ quý thầy cô in phiếu nhận xét, đánh giá Seminar (file đính kèm, đã cập nhật thông tin 05 Seminar) và gửi lại cho thầy Trần Quốc Nhân sau buổi Seminar để tổng hợp biên bản và phục vụ công tác lưu trữ theo quy định!
Đối với sinh viên dự Seminar thì không cần làm gì thêm.
Kính nhờ thầy cô và các em sinh viên chia sẻ rộng rãi đến cho các bạn khác.
Trân trọng
BTC Seminar

Số lượt truy cập

6688917
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
4156
66927
338305
6688917
Your IP 192.168.253.18

Hộp thư góp ý

Ngành Kinh doanh nông nghiệp

Khoa Phát triển Nông thôn - Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu Hòa An - ĐHCT, số 554, quốc lộ 61, ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Số điện thoại:(+84) 0293 351 1111                Email: kptnt@ctu.edu.vn