NHÂN SỰ
Trưởng Bộ môn: TS. Trần Thị Thúy Hằng
Phó Trưởng Bộ môn: TS. Trần Nguyễn Hải Nam
Thư ký Bộ môn: TS. Lê Thị Phương Mai
Tổ trưởng Tổ Công Đoàn: ThS. Châu Quốc Mộng
Tổ phó Tổ Công Đoàn: KTV. Phan Văn Bình
MSCB |
Họ và tên |
Năm sinh |
Học hàm - Học vị |
Chuyên ngành |
Chức vụ - Nhiệm vụ |
Thư điện tử |
2525 |
1973 |
Tiến sĩ |
Sinh học |
GVC- Phó Trưởng Khoa |
cqnam@ctu.edu.vn |
|
2477 |
1982 |
Tiến sĩ |
Dinh dưỡng động vật |
GVC- Phó Trưởng Khoa |
nthiet@ctu.edu.vn |
|
2510 |
1985 |
Tiến sĩ |
Chăn nuôi |
GVC- Trưởng bộ môn, Phó Bí thư ĐBCS |
tranthithuyhang@ctu.edu.vn |
|
2478 |
1984 |
Thạc sĩ/NCS |
Trồng trọt |
Giảng viên - Phó chánh văn phòng Khoa |
pvttinh@ctu.edu.vn |
|
2459 |
1966 |
Thạc sĩ |
Phát triển Nông thôn |
Giảng viên |
tdphat@ctu.edu.vn |
|
2444 |
1967 |
Thạc sĩ |
Trồng trọt |
Kỹ sư |
nttruc@ctu.edu.vn |
|
428 |
1969 |
Trung cấp |
Thú y |
Kỹ thuật viên |
vanbinh@ctu.edu.vn |
|
2466 |
1978 |
Trung cấp |
Thú y |
Kỹ thuật viên |
nvdoan@ctu.edu.vn |
|
2457 |
1978 |
Thạc sĩ |
Thủy sản |
Giảng viên |
tctam@ctu.edu.vn |
|
2456 |
1979 |
Tiến sĩ |
Thủy sản |
Giảng viên - Trợ lý NCKH |
tnhnam@ctu.edu.vn |
|
2461 |
1980 |
Tiến sĩ |
Thủy sản |
Giảng viên - Thư ký Bộ môn |
ltpmai@ctu.edu.vn |
|
2465 |
1982 |
Thạc sĩ |
Thú y |
Kỹ sư - Phó chủ tịch Công Đoàn Khoa |
nthanhdat@ctu.edu.vn |
|
2511 |
1985 |
Thạc sĩ |
Chăn nuôi |
Giảng viên - Phó Bí thư Đoàn TN Khoa |
thanhdung@ctu.edu.vn |
|
2527 |
1986 |
Thạc sĩ |
Thủy sản |
Kỹ sư |
cqmong@ctu.edu.vn |
GIỚI THIỆU
Bộ môn Kỹ thuật Nông nghiệp có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức hoặc liên kết với các đơn vị liên quan, thực hiện đào tạo và quản lý các lớp học phần học tại khu Hòa An, Trường Đại học Cần Thơ. Bên cạnh đó BM còn thực hiện các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp.
Giảng dạy
- Liên kết với các đơn vị đào tạo (Khoa, Viện và Bộ môn) tổ chức và quản lý đào tạo cho các ngành, chuyên ngành liên quan (như Phát triển nông thôn; Khoa học học cây trồng; Nông học; Chăn nuôi – Thú y; Nuôi trồng thủy sản; Lâm sinh; Quản lý đa dạng sinh học, v.v...), theo quy định và sự điều phối của Trường.
- BM thực hiện các hoạt động có liên quan đến công tác tuyển sinh, mở ngành đào tạo mới, biên soạn giáo trình, bài giảng, cố vấn học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên.
- Hướng dẫn luận văn Đại học và sau Đại học: các chuyên ngành nông học, trồng trọt, chăn nuôi-thú y, nuôi trồng thủy sản, phát triển nông thôn,…
Nghiên cứu khoa học
- BM thực hiên các nghiên cứu liên quan đến: nông, lâm, ngư, môi trường, các mô hình canh tác (thâm canh, kết hợp và sinh thái) và phát triển nông thôn, …
Chuyển giao khoa học công nghệ và dào tạo ngắn hạn
BM kết hợp với các đơn vị khác trong Khoa và Trường tổ chức và giảng dạy các khóa tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ ngắn hạn theo yêu cầu của xã hội và vùng nông thôn về các lĩnh vực BM đảm trách như:
- Chọn tạo giống lúa (cộng đồng), canh tác lúa chất lượng cao và an toàn (GAP) và sản xuất rau an toàn,
- Kỹ thuật nuôi, sản xuất giống và phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi và thủy sản,
- Các mô hình kết hợp: vườn-ao-chuồng (VAC), VAC-biogas, lúa-thủy sản.
ĐÀO TẠO
Ngành/Chuyên ngành đào tạo
Ngành Nông học, Mã ngành: D620109, chuyên ngành Kỹ thuật nông nghiệp
Thông tin chung
- Khối thi tuyển sinh: B; chỉ tiêu dự kiến: 80.
- Thời gian đào tạo: 4 năm; Tổng số tín chỉ toàn khóa học: 120.
- Danh hiệu khoa học: Kỹ sư.
- Tên ngành trên bằng tốt nghiệp: Nông học.
- Tên chuyên ngành trên bảng điểm: Kỹ thuật nông nghiệp.
Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo kỹ sư có kiến thức tổng quát về khoa học nông nghiệp gồm các lĩnh vực khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản và hệ thống canh tác.
- Có kiến thức chuyên ngành rộng, có kỹ năng thực hành, quản lý và lập dự án, có khả năng tự nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nơi xin việc sau khi tốt nghiệp
- Các cơ quan quản lý các cấp, ngành lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục Bảo vệ thực vật.
- Các viện nghiên cứu: Viện Lúa, Viện Cây ăn quả, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về nông dược, phân bón, thức ăn, giống nông nghiệp … của các thành phần kinh tế
Chương trình đào tạo:
NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Nghiên cứu
* Khảo nghiệm và sản xuất lúa giống
- So sánh năng xuất của nhiều giống lúa trên đất phèn (Dự án CLUES) (2011-2013)
- Sản xuất giống lúa cấp xác nhận, nguyên chủng và siêu nguyên chủng tại Hòa An (2011-2012)
* Giống và kỹ thuật trong chăn nuôi
- Sản xuất trên 100 heo con giống và 6 tấn heo thịt. Tùy thuộc vào nhu cầu và đơn đặt hàng của địa phương, số lượng sinh viên và học viên thực hành mà số lượng heo giống và heo thịt sẽ tăng giảm theo từng năm.
- Xây dựng 01 vườn tiêu bản về một số giống cỏ họ đậu và họ hòa thảo tại trại.
* Con giống và kỹ thuật trong nuôi thủy sản
- Ương cá sặc rằn từ bột lên giống,
- Sản xuất và nuôi cá lóc.
- Xây dựng mô hình luân canh 2 vụ lúa - 01 vụ cá trong mùa lũ (1,0 ha)
Chuyển giao khoa học công nghệ
- Sản suất lúa giống và lúa thịt chất lượng cao (Hiếu Phụng, Vũng Liêm, Vĩnh Long)
- Tập huấn xây dựng nông thôn mới tại TP Cần Thơ, Sóc Trăng,....
- Tư vấn xây dựng nông thôn mới tại các xã An Hữu, An Cư, Thiện Trí, Thiện Trung và Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN KTNN