NHÂN SỰ
Trưởng Bộ môn: Ts. Võ Hồng Tú
Phó Trưởng Bộ môn:
Thư ký Bộ môn: Ths. Nguyễn Đỗ Như Loan
Tổ trưởng Công đoàn: Ths. Đặng Vũ Kim Chi
Nhân sự Bộ môn Kinh tế - Xã hội Nông thôn
TT |
Họ và tên |
Nữ |
Lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu |
Thư điện tử |
1 |
Hệ thống nông nghiệp; phát triển nông thôn; khuyến nông; sinh kế và thích ứng biến đổi khí hậu; kinh tế hợp tác và nông thôn mới |
|||
2 |
x |
Ngôn ngữ Anh | ||
3 |
Kinh tế nông nghiệp | |||
4 |
Sư phạm Anh | |||
5 |
Phát triển Nông thôn | |||
6 |
x |
Kinh tế nông nghiệp | ||
7 |
Xã hội học, phát triển cộng đồng, khuyến nông |
|||
8 |
Kinh doanh nông ; thể ché tổ chức sản , cấu trúc thị trường | |||
9 |
Kinh tế | |||
10 |
x |
Kinh tế nông nghiệp; Sử dụng nguồn lực; Giới và phát triển; Chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, chính sách nông nghiệp. | ||
11 |
Kinh tế nông nghiệp và tài nguyên; Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng và xúc tiến thương mại; Du lịch nông nghiệp; Xây dựng hợp tác xã; Sinh kế và thích ứng biến đổi khí hậu |
GIỚI THIỆU
Bộ môn Kinh tế - Xã hội Nông thôn (Department of Rural Socio-Economics) là đơn vị trực thuộc Khoa Phát triển Nông thôn (PTNT) có nhiệm vụ quản lý tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực liên quan kinh tế, luật, ngôn ngữ Anh, Việt Nam học tại khu Hòa An, Trường Đại học Cần Thơ.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÔN
Giảng dạy đại học
- Bộ môn trực tiếp quản lý và đào tạo ngành Kinh doanh Nông nghiệp. Đây là một ngành quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.
- Bộ môn còn phụ trách phối hợp tổ chức và quản lý đào tạo các ngành, chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội nông thôn như Kinh tế Nông nghiệp, Quản trị Kinh doanh, Luật, Việt Nam học, Ngôn ngữ Anh, v.v... do các Khoa, đơn vị đào tạo chuyên môn quản lý.
Đào tạo ngắn hạn
Với mục tiêu hướng đến phục vụ cộng đồng, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức cho cán bộ và nông dân khu vực ĐBSCL, Bộ môn phối hợp với các đơn vị khác thuộc Khoa cũng như các đơn vị liên quan trong và ngoài Trường tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn theo yêu cầu của xã hội và vùng nông thôn về các lĩnh vực Bộ môn đảm trách. Một số các khóa huấn luyện ngắn hạn do Bộ môn thực hiện:
- Bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới;
- Bồi dưỡng kiến thức xây dựng và phát triển Hợp tác xã kiểu mới;
- Phát triển và xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản;
- Tư vấn xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP;
- Tổ chức, quản lý và điều hành hợp tác xã kiểu mới: Lập kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn cho các hợp tác xã nông nghiệp, cung ứng và tiêu thụ tập trung qua HTX, tín dụng nội bộ HTX);
- Kỹ năng đàm phán, Marketing nông nghiệp.
Nghiên cứu khoa học
- Hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ môn tập trung vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và nhu cầu của địa phương liên quan đến chuyên môn cũng như lĩnh vực chuyên gia của cán bộ Bộ môn như phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, biến đổi khí hậu và sự thích ứng của cộng đồng,… Bộ môn chú trọng đến sự hợp tác với các đơn vị trong và ngoài Trường, hợp tác với địa phương và quan hệ hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm mở rộng pham vị và nâng cao chất lượng nghiên cứu.
- Bộ môn đã tham gia, thực hiện nhiều công trình nghiên cứu với sự tranh thủ đa dạng các nguồn kinh phí từ các chương trình hợp tác quốc tế, các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, đề tài hợp tác với địa phương và nghiên cứu cấp Trường nhằm hỗ trợ phương tiện và tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Điều này không chỉ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác với các đối .
Hợp tác quốc tế
- Hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và nghiên cứu chuyển giao khoa học của Bộ môn. Do vậy, đây là hoạt động mà Bộ môn đặc biệt chú trọng nhằm thúc đẩy và nâng cao năng lực cán bộ, tạo môi trường học tập quốc tế tại khoa.
- Hiện Bộ môn đã và đang đóng vai trò tích cực trong Khoa về liên kết nghiên cứu với nhiều tổ chức quốc tế như Đại học Arkansas của Hoa Kỳ, Đại học Tokyo, Nhật Bản, tổ chức Peacework, Đại học Saga,…
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
Bộ môn đảm nhận đào tạo trực tiếp ngành Kinh doanh Nông nghiệp với chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm từ 80-100 sinh viên.
Ngoài ra, Bộ môn còn phối hợp quản lý các ngành đào tạo về Kinh tế nông nghiệp, Quản trị kinh doanh, Luật hành chính và Ngôn ngữ Anh, Việt Nam học,…
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
- Giới thiệu về ngành
- Thời gian đào tạo: 3,5 - 4 năm
- Danh hiệu: Cử nhân
- Mã ngành: 7620114H
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 80 sinh viên Điểm trúng tuyển trung bình 3 năm 2017-2019: 14 điểm
- Nội dung ngành
Theo quan điểm cá nhân, phần nội dung ngành có thể viết và cấu trúc lại (đoạn màu vàng cam) sẽ giúp người đọc dễ hình dung hơn về ngành KDNN là gì, đào tạo ra sau, có thể làm được gì.
(Ngành Kinh doanh Nông nghiệp đào tạo cử nhân có khả năng xây dựng kế hoạch và thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất, cung ứng và phân phối đầu vào cho các hoạt động nông nghiệp, cũng như công việc liên quan đến hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh Nông nghiệp chú trọng trang bị cả kiến thức lý thuyết, thực hành và kỹ năng thực tế cho sinh viên. Sinh viên được học lý thuyết cơ bản về kinh tế học, kinh doanh và các mô hình thống kê kinh tế, và lý thuyết chuyên sâu về xây dựng và lập kế hoạch kinh doanh, phân tích rủi ro trong nông nghiệp, tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, hành vi tiêu dùng và các kỹ năng giao tiếp khách hàng. Trong quá trình học, sinh viên được tham quan học tập thực tế tại các trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ đầu mối thu mua và phân phối nông-thủy-hải sản và các hệ thống bán lẻ hiện hiện đại. Đặc biệt, trước khi tốt nghiệp sinh viên được thực tập và trải nghiệm công việc thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc các hệ thống bán bán lẻ hiện đại.
Hình ảnh đi tham quan thực tế 1 và Hình ảnh thực tập của sinh viên 2
Ngoài ra, sinh viên ngành Kinh doanh Nông nghiệp còn có cơ hội tham gia chương trình trao đổi sinh viên 6 tháng tại Nhật Bản bằng nguồn học bổng JASSO (bao gồm học phí và sinh hoạt phí) và các chương trình thực tập sinh Khoa đang liên kết với các trường Đại học Nhật Bản).
Hình ảnh của các bạn SV nước ngoài và SV Khoa)
- Kinh doanh nông nghiệp được định nghĩa bao gồm tất cả hoạt động liên quan đến sản xuất, cung ứng và phân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất, chế biến và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có được hệ thống kiến thức tổng quát từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thị trường - sản xuất kinh doanh nông nghiệp thế giới; đồng thời giải quyết các thách thức của nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
- Sinh viên được thực tập thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh nông nghiệp để trải nghiệm thực tế và cơ hội thể hiện năng lực cũng như tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Sinh viên có cơ hội giao lưu văn hóa & học tập cùng sinh viên đến từ Mỹ, Nhật,…
- Có cơ hội tham gia chương trình trao đổi sinh viên 6 tháng tại Nhật bằng nguồn học bổng JASSO (bao gồm học phí và sinh hoạt phí khoảng 16 triệu đồng/tháng), các chương trình thực tập sinh Khoa đang liên kết với các Đại học Nhật Bản.
- Sinh viên tốt nghiệp được trang bị các kiến thức & kỹ năng về các nguyên lý cơ bản của sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh & đặc thù của kinh doanh nông nghiệp; ứng dụng các nguyên lý kinh doanh vào các hoạt động thực tiễn trong kinh doanh nông nghiệp.
- Tỉ lệ có việc làm:
Sinh viên học ngành Kinh doanh nông nghiệp sau khi ra trường có việc làm cao. Theo kết quả thống kê, có đến 95% cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp đã có việc làm.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên học ngành Kinh doanh nông nghiệp sau khi ra trường có thể làm việc về lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh nông nghiệp, tìm kiếm thị trường và xuất nhập khẩu; Chủ doanh nghiệp hoặc công ty sản xuất, kinh doanh, tư vấn và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện, Trường và các cơ sở nghiên cứu đào tạo.
- Nơi làm việc:
Có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, chuỗi siêu thị và tổ chức kinh tế hợp tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản, cơ quan hành chính nhà nước, Sở Ban ngành, các Viện, Trường, cơ sở đào tạo liên quan đến kinh doanh nông nghiệp và các tổ chức phi chính phủ, quốc tế, ngân hàng.
“Phi thương bất phú, phi nông bất ổn”.
Vậy tại sao lại không thi vào ngành Kinh doanh nông nghiệp của Đại học Cần Thơ?