1. Giới thiệu về ngành

- Thời gian đào tạo: 3,5 - 4 năm    

- Danh hiệu: Cử nhân

- Mã ngành: 7620114H                              

- Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023: 120 sinh viên    

  1. Nội dung ngành

Ngành Kinh doanh Nông nghiệp đào tạo cử nhân có khả năng xây dựng kế hoạch và thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất, cung ứng và phân phối đầu vào cho các hoạt động nông nghiệp, cũng như công việc liên quan đến hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh Nông nghiệp chú trọng trang bị cả kiến thức lý thuyết, thực hành và kỹ năng thực tế cho sinh viên. Sinh viên được học lý thuyết cơ bản về kinh tế học, kinh doanh và các mô hình thống kê kinh tế, và lý thuyết chuyên sâu về xây dựng và lập kế hoạch kinh doanh, phân tích rủi ro trong nông nghiệp, tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, hành vi tiêu dùng và các kỹ năng giao tiếp khách hàng.  Trong quá trình học, sinh viên được tham quan học tập thực tế tại các trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ đầu mối thu mua và phân phối nông-thủy-hải sản và các hệ thống bán lẻ hiện hiện đại. Đặc biệt, trước khi tốt nghiệp sinh viên được thực tập và trải nghiệm công việc thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc các hệ thống bán bán lẻ hiện đại.

Hình: Thực tập thực tế tại Đà Lạt

 

Hình: Tiếp đoàn sinh viên Đại học Tokyo đến giao lưu học tập

  • Kinh doanh nông nghiệp được định nghĩa bao gồm tất cả hoạt động liên quan đến sản xuất, cung ứngphân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất, chế biến tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có được hệ thống kiến thức tổng quát từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thị trường - sản xuất kinh doanh nông nghiệp thế giới; đồng thời giải quyết các thách thức của nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
  • Sinh viên được thực tập thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh nông nghiệp để trải nghiệm thực tế và cơ hội thể hiện năng lực cũng như tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

  • Sinh viên có cơ hội giao lưu văn hóa & học tập cùng sinh viên đến từ Mỹ, Nhật,…
  • Sinh viên tốt nghiệp được trang bị các kiến thức & kỹ năng về các nguyên lý cơ bản của sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh & đặc thù của kinh doanh nông nghiệp; ứng dụng các nguyên lý kinh doanh vào các hoạt động thực tiễn trong kinh doanh nông nghiệp.
  1. Tỉ lệ có việc làm: Sinh viên học ngành Kinh doanh nông nghiệp sau khi ra trường có việc làm cao. Theo kết quả thống kê, có đến 95% cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp đã có việc làm.

 

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên học ngành Kinh doanh nông nghiệp sau khi ra trường có thể làm việc về lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh nông nghiệp, tìm kiếm thị trường và xuất nhập khẩu; Chủ doanh nghiệp hoặc công ty sản xuất, kinh doanh, tư vấn và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện, Trường và các cơ sở nghiên cứu đào tạo.

  1. 5. Nơi làm việc:

Có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, chuỗi siêu thị và tổ chức kinh tế hợp tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản, cơ quan hành chính nhà nước, Sở Ban ngành, các Viện, Trường, cơ sở đào tạo liên quan đến kinh doanh nông nghiệp và các tổ chức phi chính phủ, quốc tế, ngân hàng.

 “Phi thương bất phú, phi nông bất ổn”.

Vậy tại sao lại không thi vào ngành Kinh doanh nông nghiệp của Đại học Cần Thơ?

Số lượt truy cập

7076277
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
2019
231560
357527
7076277
Your IP 192.168.253.18

Hộp thư góp ý

Ngành Kinh doanh nông nghiệp

Khoa Phát triển Nông thôn - Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu Hòa An - ĐHCT, số 554, quốc lộ 61, ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Số điện thoại:(+84) 0293 351 1111                Email: kptnt@ctu.edu.vn