Ngành: Khuyến nông (Agricultural Extension)                               Mã ngành: 7620102

Hệ đào tạo: Chính quy                 Thời gian đào tạo: 4 năm             Danh hiệu: Kỹ sư

Đơn vị quản lý: Bộ môn Kinh tế - Xã hội nông thôn, Khoa Phát triển Nông thôn

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1     Mục tiêu đào tạo chung

Chương trình Khuyến nông trình độ đại học đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên môn toàn diện, có kỹ năng khuyến nông thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực khuyến nông, phát triển nông thôn đáp ứng nhu cầu thực tiễn, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng các quy định hiện hành; có kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, xã hội, pháp luật, giáo dục thể chất, quốc phòng và an ninh; có năng lực tự chủ và trách nhiệm, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực lãnh đạo và thích ứng với thay đổi, có năng lực nghiên cứu khoa học và có sức khoẻ đáp ứng được những yêu cầu hoàn thiện bản thân của người học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

1.2     Mục tiêu đào tạo cụ thể

Chương trình đào tạo ngành Khuyến nông trình độ đại học:

  1. trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn, kỹ năng và năng lực theo yêu cầu thực tiễn công tác khuyến nông, phát triển nông thôn đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
  2. trang bị cho sinh viên trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh, năng lực ngoại ngữ và năng lực công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành;
  3. rèn luyện sinh viên có tác phong chuyên nghiệp, có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập suốt đời, nghiên cứu khoa học, khả năng thích ứng và làm việc với môi trường và đối tượng đa dạng từ cá nhân, các tổ chức thuộc lĩnh vực khuyến nông, phát triển nông thôn; có sức khỏe, đạo đức, ý thức công dân, trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội;
  4. đào tạo sinh viên có năng lực làm việc trong các ngành nghề phù hợp với chuyên môn và năng lực khuyến nông, phát triển nông thôn đã được đào tạo; có năng lực học tập sau đại học ngành Khuyến nông, Phát triển Nông thôn và các ngành có liên quan.
  5. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo Khuyến nông trình độ đại học, người học nắm vững các kiến thức, có những kỹ năng và thể hiện được mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân như sau:

2.1     Kiến thức

2.1.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương

  1. Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, khoa học xã hội và pháp luật; kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh; đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp và các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước;
  2. Nắm vững kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Anh/ tiếng Pháp được quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam; kiến thức công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng quy định của trình độ đào tạo;
  3. Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên như xác xuất thống kê, sinh học để đáp ứng việc tiếp thu khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

2.1.2 Khối kiến thức cơ sở ngành

  1. Nắm vững kiến thức lý thuyết về những nguyên lý trong phát triển nông thôn; hệ thống tổ chức kinh tế, xã hội và môi trường nông thôn và nông nghiệp đại cương.
  2. Nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tế về chính sách nông nghiệp phát triển nông thôn, phương pháp tiếp cận khuyến nông, phát triển cộng đồng và phân tích hệ thống canh tác trong phát triển nông thôn.
  3. Nắm vững kiến thức cơ bản về cách tiếp cận vấn đề, phương pháp nghiên cứu khoa học, thống kê và ngoại ngữ chuyên môn.

2.1.3 Khối kiến thức chuyên ngành

  1. Nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tế về phương pháp, kỹ năng khuyến nông, sử dụng các cách tiếp cận, công cụ xây dựng, quản lý, theo dõi và đánh giá dự án, các hoạt động khuyến nông;
  2. Nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tế về tổ chức các hoạt động khuyến nông như lập kế hoạch, thiết kế bài giảng, tổ chức tham quan, hội thảo, huấn luyện và truyền thông trong khuyến nông.
  3. Nắm vững kiến thức cơ bản về tổ chức, xây dựng, quản lý và phân tích dự án; kiến thức về kinh doanh nông nghiệp và các tổ chức kinh tế hợp tác ở nông thôn;
  4. Nắm vững kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

2.2     Kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng cứng

  1. Sử dụng thành thạo kỹ năng khuyến nông, phát triển nông thôn đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công việc một cách linh hoạt và hiệu quả như huấn luyện, thông tin tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng mô hình, tư vấn, dịch vụ và hợp tác quốc tế về khuyến nông;
  2. Truyền đạt vấn đề và giải pháp đến đối tác trong công việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
  3. Ứng dụng kỹ năng tổ chức, quản lý, giám sát và đánh giá vào tiến trình học tập và làm việc;
  4. Hình thành kỹ năng giám sát, phản biện và đánh giá hiệu quả công việc của bản thân cũng như thành viên nhóm làm việc chuyên môn; những kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề chuyên môn phức tạp.

2.2.2 Kỹ năng mềm

  1. Giao tiếp trong môi trường học tập và làm việc, xúc tác và điều hành hỗ trợ bản thân và đối tác trong công việc chuyên môn và các mục đích xã hội;
  2. Ứng dụng các kỹ năng sử dụng máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính, thống kê, sử dụng trình chiếu, sử dụng internet và ngoại ngữ phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn.

2.3     Thái độ/Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân

  1. Hình thành ý thức kỹ luật và tác phong chuyên nghiệp, phẩm chất chính trị đạo đức, ý thức và tinh thần trách nhiệm công dân; tôn trọng và chấp hành sự phân công, điều động trong công việc của người quản lý; thể hiện sự tự tin, lòng nhiệt tình, niềm đam mê, sự thích nghi đối với sự thay đổi, sự sẵn sàng và khả năng làm việc độc lập; sự sẵn sàng làm việc với người khác, biết xem xét, tôn trọng và chấp nhận các quan điểm khác biệt.
  2. Thể hiện đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của ngành nghề mình theo đuổi, nhận thức được vị trí, vai trò tầm quan trọng của các tiểu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức của mình, có thái đúng mực với những sai lầm của mình.
  3. Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo vào việc phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn làm việc; lập kế hoạch điều phối, quản lý các nguồn lực, giám sát, đánh giá và cải thiện chất lượng các hoạt động;
  4. Thực hành học tập suốt đời; chủ động lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho bản thân; luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành của mình để có thái độ ứng xử, xử lý những thay đổi, cập nhật một cách phù hợp, hiệu quả.
  5. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khuyến nông có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau:

  • Chuyên viên kỹ thuật, cán bộ quản lý tại các tổ chức thuộc lĩnh vực khuyến nông, phát triển nông thôn các cấp như cơ quan Khuyến nông từ cấp Trung tâm, Trạm, Tổ kỹ thuật; Sở, Chi cục, Phòng ban thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, Phát triển Nông thôn; các dự án chính phủ và phi chính phủ;
  • Nhân viên và quản lý hoạt động kinh doanh; nghiên cứu, phát triển thị trường; tổ chức, điều hành sản xuất trong các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến nông nghiệp - nông thôn;
  • Nghiên cứu viên và giảng viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc lĩnh vực khuyến nông, phát triển nông thôn.
  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
  • Có năng lực cập nhật kiến thức, tiếp tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu, sáng tạo trong chuyên môn và công việc;
  • Nắm vững kiến thức, phương pháp và kỹ năng để tiếp tục học tập sau đại học đối với các ngành/ chuyên ngành: Khuyến nông, Phát triển nông thôn, Hệ thống nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp,… tại các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước.
  1. Các chương trình đào tạo, tài liệu, chuẩn quốc gia và quốc tế tham khảo
  • Luật Giáo dục đại học; Khung Trình độ quốc gia Việt Nam; Khung Năng lực ngoại ngữ Việt Nam; yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ đại học (Thông tư 07/2015/TT-BGDÐT); Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (Thông tư 03/2014/TT-BTTTT); Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư 04/2016/TT-BGDÐT); Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình đào tạo của AUN-QA
  • Nội dung và khối lượng chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở đảm bảo chương trình khung của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo qui định và thực hiện theo quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Chương trình tham khảo các chương trình đào tạo về Khuyến nông của Đại học Makerere, Uganda; Đại học Nairobi, Kenya, Đại học Nông lâm Huế, Việt Nam; Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Việt Nam.
  1. Khung chương trình đào tạo

 

TT

Mã số
học
phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Bắt buộc

Tự chọn

Số
tiết
LT

Số
tiết
TH

Học phần
tiên quyết

Học phần
song hành

HK thực hiện

Khối kiến thức Giáo dục đại cương

1                      

QP006

Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*)

2

2

 

30

 

Bố trí theo nhóm ngành

2                      

QP007

Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*)

2

2

 

30

 

Bố trí theo nhóm ngành

3                      

QP008

Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*)

3

3

 

20

65

Bố trí theo nhóm ngành

4                      

QP009

Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*)

1

1

 

10

10

Bố trí theo nhóm ngành

5                      

TC100

Giáo dục thể chất 1+2+3 (*)

1+1+1

 

3

 

90

 

 

I, II, III

6                      

XH023

Anh văn căn bản 1 (*)

4

 

10TC nhóm

AV hoặc

nhóm

PV

60

 

 

 

I, II, III

7                      

XH024

Anh văn căn bản 2 (*)

3

 

45

 

XH023

 

I, II, III

8                      

XH025

Anh văn căn bản 3 (*)

3

 

45

 

XH024

 

I, II, III

9                      

XH031

Anh văn tăng cường 1 (*)

4

 

60

 

XH025

 

I, II, III

10                  

XH032

Anh văn tăng cường 2 (*)

3

 

45

 

XH031

 

I, II, III

11                  

XH033

Anh văn tăng cường 3 (*)

3

 

45

 

XH032

 

I, II, III

12                  

FL001

Pháp văn căn bản 1 (*)

4

 

60

 

 

 

I, II, III

13                  

FL002

Pháp văn căn bản 2 (*)

3

 

45

 

FL001

 

I, II, III

14                  

FL003

Pháp văn căn bản 3 (*)

3

 

45

 

FL002

 

I, II, III

15                  

FL007

Pháp văn tăng cường 1 (*)

4

 

60

 

FL003

 

I, II, III

16                  

FL008

Pháp văn tăng cường 2 (*)

3

 

45

 

FL007

 

I, II, III

17                  

FL009

Pháp văn tăng cường 3 (*)

3

 

45

 

FL008

 

I, II, III

18                  

TN033

Tin học căn bản (*)

1

1

 

15

 

 

 

I, II, III

19                  

TN034

TT.Tin học căn bản (*)

2

2

 

 

60

 

TN033

I, II, III

20                  

ML009

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1

2

2

 

30

 

 

 

I, II, III

21                  

ML010

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2

3

3

 

45

 

ML009

 

I, II, III

22                  

ML006

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

 

30

 

ML010

 

I, II, III

23                  

ML011

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

3

 

45

 

ML006

 

I, II, III

24                  

KL001

Pháp luật đại cương

2

2

 

30

 

 

 

I, II, III

25                  

SP009

Tâm lý học đại cương

2

2

 

30

 

 

 

I, II, III

26                  

TN042

Sinh học đại cương

2

2

 

30

 

 

 

I, II, III

27                  

TN010

Xác xuất thống kê

3

3

 

45

 

 

 

I, II, III

28                  

XH028

Xã hội học đại cương

2

 

2

30

 

 

 

I, II, III

29                  

KN001

Kỹ năng mềm

2

 

30

 

 

 

I, II, III

30                  

KN002

Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

2

 

20

20

 

 

I, II, III

Cộng: 45 TC (Bắt buộc 30 TC; Tự chọn: 15 TC)

Khối kiến thức cơ sở ngành

31                  

NN140

Trồng trọt đại cương

2

2

 

30

 

 

 

I, II

32                  

NN139

Chăn nuôi đại cương

2

2

 

30

 

 

 

I, II

33                  

TS103

Ngư nghiệp đại cương

2

2

 

30

 

 

 

I, II

34                  

NN129

Sinh lý thực vật B

2

2

 

30

 

 

 

I, II

35                  

NN130

Thực hành sinh lý thực vật

1

1

 

 

30

 

NN129

I, II

36                  

NN131

Thổ nhưỡng B

2

2

 

20

20

 

NN130

I, II

37                  

PD001

Nguyên lý phát triển nông thôn

2

2

 

25

10 

 

 

I, II

38                  

KT101

Kinh tế vi mô 1

3

3

 

45

 

 

 

I, II

39                  

PD103

Xã hội học nông thôn

2

2

 

30

 

 

 

I, II

40                  

HG101

Tâm lý nông dân

2

2

 

30

 

 

SP009

I, II

41                  

PD324

Phát triển cộng đồng

2

2

 

20

20

 

 

I, II

42                  

PD325

Chính sách nông nghiệp – PTNT

2

2

 

25

10

PD001, KT101

 

I, II

43                  

PD106

Đánh giá nông thôn có sự tham gia – PRA

2

2

 

15

30

 

 

I, II

44                  

HG102

Thống kê ứng dụng – Khuyến nông

2

2

 

20

20

TN010

 

I, II

45                  

PD312

Phân tích sinh kế

2

2

 

20

20

 

 

I, II

46                  

PD115

Phương pháp khuyến nông

3

3

 

30

30

 

 

I, II

47                  

NN377

Hệ thống canh tác

2

2

 

30

 

 

PD106

I, II

48                  

HG103

Phương pháp nghiên cứu khoa học - KN

2

2

 

20

20

 

TN010

I, II

49                  

MT117

Môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên

2

 

2

30

 

 

 

I, II

50                  

MT334

Quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng

2

 

15

30

 

 

I, II

51                  

HG104

Anh văn chuyên môn khuyến nông

2

 

2

30

 

 

XH025

I, II

52                  

XH019

Pháp văn chuyên môn KH & CN

2

 

30

 

 

XH006

I, II

Cộng: 41 TC (Bắt buộc 35 TC; Tự chọn: 6 TC)

Khối kiến thức chuyên ngành

53                  

PD109

Phân tích chi phí – lợi ích

2

 

2

20

20

 

 

I, II

54                  

KT396

Marketing nông nghiệp

2

 

30

 

 

 

I, II

55                  

HG256

Quản trị và điều hành các tổ chức kinh tế hợp tác

2

2

 

25

10

 

 

I, II

56                  

 

Nông nghiệp công nghệ cao

3

 3

 

 

 

 

 

I, II

57                  

PD201

Phương pháp truyền thông trong khuyến nông

2

2

 

30

 

 

 

I, II

58                  

HG302

Đào tạo cán bộ tập huấn khuyến nông

3

3

 

30

30

 

 

I, II

59                  

PD334

Lập kế hoạch, giám sát và đánh giá hoạt động KN

2

2

 

20

20

 

 

I, II

60                  

PD335

Tổ chức công tác khuyến nông

2

2

 

20

20

 

 

I, II

61                  

HG303

Xây dựng và quản lý dự án khuyến nông

2

2

 

25

10

KT101

 

I, II

62                  

NN374

Côn trùng nông nghiệp

2

2

 

20

20

 

 

I, II

63                  

PD202

Thực tập giáo trình - Khuyến nông

2

2

 

 

60

>70 TC

 

I, II

64                  

PD203

Hoạt động thực tiễn

2

2

 

 

90

>70 TC

 

I, II

65                  

NN369

Cây lúa

2

2

 

20

20

 

 

I, II

66                  

NN361

Cây ăn trái

2

 

6

20

20

 

 

I, II

67                  

NN370

Cây màu

2

 

20

20

 

 

I, II

68                  

NN371

Kỹ thuật canh tác cây rau

2

 

20

20

 

 

I, II

69                  

NN359

Bệnh cây trồng

2

 

20

20

 

 

I, II

70                  

NN286

Nông nghiệp sạch và bền vững

2

 

20

20

 

 

I, II

71                  

NN337

Chăn nuôi gia cầm B

2

 

6

20

20

 

 

I, II

72                  

NN338

Chăn nuôi gia súc nhai lại B

2

 

20

20

 

 

I, II

73                  

NN339

Chăn nuôi heo B

2

 

20

20

 

 

I, II

74                  

NN311

Bệnh ký sinh gia súc

2

 

20

20

 

 

I, II

75                  

NN312

Bệnh truyền nhiễm

2

 

20

20

 

 

I, II

76                  

NN492

Thực hành chăn nuôi tốt (GAHP)

2

 

20

20

 

 

I, II

77                  

TS301

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

2

 

6

30

 

 

 

I, II

78                  

TS304

Kỹ thuật nuôi cá nước lợ

2

 

30

 

 

 

I, II

79                  

TS410

Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi thủy sản

2

 

30

 

 

 

I, II

80                  

TS337

Dịch bệnh thủy sản

2

 

20

20

 

 

I, II

81                  

TS315

Thuốc và hóa chất trong thủy sản

2

 

30

 

 

 

I, II

82                  

PD591

Luận văn tốt nghiệp

10

 

10

 

 

300

≥105TC

 

I, II

83                  

PD341

Tiểu luận tốt nghiệp

4

 

 

120

≥105TC

 

I, II

84                  

NN255

Quy hoạch phát triển nông thôn

2

 

30

 

 

 

I, II

85                  

MT366

Quản lý môi trường nông nghiệp

2

 

20

20

 

 

I, II

86                  

NN376

Dinh dưỡng cây trồng

2

 

20

20

 

 

I, II

87                  

NN353

Dinh dưỡng và thức ăn gia súc

2

 

20

20

 

 

I, II

88                  

TS118

Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản B

2

 

20

20

 

 

I, II

89                  

HG301

Giới trong phát triển nông thôn

2

 

20

20

 

 

I, II

90                  

KT253

Kinh doanh nông nghiệp

3

 

45

 

 

 

I, II

91                  

KT268

Kinh tế nông hộ

3

 

45

 

 

 

I, II

92                  

PD321

Phân tích chuỗi cung ứng và giá trị sản phẩm

3

 

30

30

 

 

I, II

Cộng: 54 TC (Bắt buộc: 24 TC; Tự chọn: 30 TC)

Tổng cộng: 140 TC (Bắt buộc: 89 TC; Tự chọn: 51 TC)

(*):   là học phần điều kiện, không tính điểm trung bình chung tích lũy. Sinh viên có thể hoàn thành các học phần trên bằng hình thức nộp chứng chỉ theo quy định của Trường Đại học Cần Thơ hoặc học tích lũy.

                                                                                                                Ngày 3 tháng 01 năm 2019

           BAN GIÁM HIỆU                 HỘI ĐỒNG KH&ĐT          KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

            HIỆU TRƯỞNG        CHỦ TỊCH     TRƯỞNG KHOA

Số lượt truy cập

10786064
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
1245
127796
550858
10786064
Your IP 192.168.253.18

Cộng đồng SV khoa PTNT

Ngành Kinh doanh nông nghiệp

Khoa Phát triển Nông thôn - Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu Hòa An - ĐHCT, số 554, quốc lộ 61, ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Số điện thoại:(+84) 0293 351 1111                Email: kptnt@ctu.edu.vn