Ngành: Khuyến nông (Agricultural Extension) Mã ngành: 7620102
Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 4 năm Danh hiệu: Kỹ sư
Đơn vị quản lý: Bộ môn Kinh tế - Xã hội nông thôn, Khoa Phát triển Nông thôn
- Mục tiêu đào tạo
1.1 Mục tiêu đào tạo chung
Chương trình Khuyến nông trình độ đại học đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên môn toàn diện, có kỹ năng khuyến nông thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực khuyến nông, phát triển nông thôn đáp ứng nhu cầu thực tiễn, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng các quy định hiện hành; có kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, xã hội, pháp luật, giáo dục thể chất, quốc phòng và an ninh; có năng lực tự chủ và trách nhiệm, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực lãnh đạo và thích ứng với thay đổi, có năng lực nghiên cứu khoa học và có sức khoẻ đáp ứng được những yêu cầu hoàn thiện bản thân của người học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.
1.2 Mục tiêu đào tạo cụ thể
Chương trình đào tạo ngành Khuyến nông trình độ đại học:
- trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn, kỹ năng và năng lực theo yêu cầu thực tiễn công tác khuyến nông, phát triển nông thôn đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
- trang bị cho sinh viên trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh, năng lực ngoại ngữ và năng lực công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành;
- rèn luyện sinh viên có tác phong chuyên nghiệp, có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập suốt đời, nghiên cứu khoa học, khả năng thích ứng và làm việc với môi trường và đối tượng đa dạng từ cá nhân, các tổ chức thuộc lĩnh vực khuyến nông, phát triển nông thôn; có sức khỏe, đạo đức, ý thức công dân, trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội;
- đào tạo sinh viên có năng lực làm việc trong các ngành nghề phù hợp với chuyên môn và năng lực khuyến nông, phát triển nông thôn đã được đào tạo; có năng lực học tập sau đại học ngành Khuyến nông, Phát triển Nông thôn và các ngành có liên quan.
- Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo Khuyến nông trình độ đại học, người học nắm vững các kiến thức, có những kỹ năng và thể hiện được mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân như sau:
2.1 Kiến thức
2.1.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương
- Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, khoa học xã hội và pháp luật; kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh; đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp và các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Anh/ tiếng Pháp được quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam; kiến thức công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng quy định của trình độ đào tạo;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên như xác xuất thống kê, sinh học để đáp ứng việc tiếp thu khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
2.1.2 Khối kiến thức cơ sở ngành
- Nắm vững kiến thức lý thuyết về những nguyên lý trong phát triển nông thôn; hệ thống tổ chức kinh tế, xã hội và môi trường nông thôn và nông nghiệp đại cương.
- Nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tế về chính sách nông nghiệp phát triển nông thôn, phương pháp tiếp cận khuyến nông, phát triển cộng đồng và phân tích hệ thống canh tác trong phát triển nông thôn.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về cách tiếp cận vấn đề, phương pháp nghiên cứu khoa học, thống kê và ngoại ngữ chuyên môn.
2.1.3 Khối kiến thức chuyên ngành
- Nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tế về phương pháp, kỹ năng khuyến nông, sử dụng các cách tiếp cận, công cụ xây dựng, quản lý, theo dõi và đánh giá dự án, các hoạt động khuyến nông;
- Nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tế về tổ chức các hoạt động khuyến nông như lập kế hoạch, thiết kế bài giảng, tổ chức tham quan, hội thảo, huấn luyện và truyền thông trong khuyến nông.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về tổ chức, xây dựng, quản lý và phân tích dự án; kiến thức về kinh doanh nông nghiệp và các tổ chức kinh tế hợp tác ở nông thôn;
- Nắm vững kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
2.2 Kỹ năng
2.2.1 Kỹ năng cứng
- Sử dụng thành thạo kỹ năng khuyến nông, phát triển nông thôn đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công việc một cách linh hoạt và hiệu quả như huấn luyện, thông tin tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng mô hình, tư vấn, dịch vụ và hợp tác quốc tế về khuyến nông;
- Truyền đạt vấn đề và giải pháp đến đối tác trong công việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
- Ứng dụng kỹ năng tổ chức, quản lý, giám sát và đánh giá vào tiến trình học tập và làm việc;
- Hình thành kỹ năng giám sát, phản biện và đánh giá hiệu quả công việc của bản thân cũng như thành viên nhóm làm việc chuyên môn; những kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề chuyên môn phức tạp.
2.2.2 Kỹ năng mềm
- Giao tiếp trong môi trường học tập và làm việc, xúc tác và điều hành hỗ trợ bản thân và đối tác trong công việc chuyên môn và các mục đích xã hội;
- Ứng dụng các kỹ năng sử dụng máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính, thống kê, sử dụng trình chiếu, sử dụng internet và ngoại ngữ phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn.
2.3 Thái độ/Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân
- Hình thành ý thức kỹ luật và tác phong chuyên nghiệp, phẩm chất chính trị đạo đức, ý thức và tinh thần trách nhiệm công dân; tôn trọng và chấp hành sự phân công, điều động trong công việc của người quản lý; thể hiện sự tự tin, lòng nhiệt tình, niềm đam mê, sự thích nghi đối với sự thay đổi, sự sẵn sàng và khả năng làm việc độc lập; sự sẵn sàng làm việc với người khác, biết xem xét, tôn trọng và chấp nhận các quan điểm khác biệt.
- Thể hiện đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của ngành nghề mình theo đuổi, nhận thức được vị trí, vai trò tầm quan trọng của các tiểu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức của mình, có thái đúng mực với những sai lầm của mình.
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo vào việc phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn làm việc; lập kế hoạch điều phối, quản lý các nguồn lực, giám sát, đánh giá và cải thiện chất lượng các hoạt động;
- Thực hành học tập suốt đời; chủ động lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho bản thân; luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành của mình để có thái độ ứng xử, xử lý những thay đổi, cập nhật một cách phù hợp, hiệu quả.
- Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khuyến nông có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau:
- Chuyên viên kỹ thuật, cán bộ quản lý tại các tổ chức thuộc lĩnh vực khuyến nông, phát triển nông thôn các cấp như cơ quan Khuyến nông từ cấp Trung tâm, Trạm, Tổ kỹ thuật; Sở, Chi cục, Phòng ban thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, Phát triển Nông thôn; các dự án chính phủ và phi chính phủ;
- Nhân viên và quản lý hoạt động kinh doanh; nghiên cứu, phát triển thị trường; tổ chức, điều hành sản xuất trong các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến nông nghiệp - nông thôn;
- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc lĩnh vực khuyến nông, phát triển nông thôn.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có năng lực cập nhật kiến thức, tiếp tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu, sáng tạo trong chuyên môn và công việc;
- Nắm vững kiến thức, phương pháp và kỹ năng để tiếp tục học tập sau đại học đối với các ngành/ chuyên ngành: Khuyến nông, Phát triển nông thôn, Hệ thống nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp,… tại các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước.
- Các chương trình đào tạo, tài liệu, chuẩn quốc gia và quốc tế tham khảo
- Luật Giáo dục đại học; Khung Trình độ quốc gia Việt Nam; Khung Năng lực ngoại ngữ Việt Nam; yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ đại học (Thông tư 07/2015/TT-BGDÐT); Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (Thông tư 03/2014/TT-BTTTT); Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư 04/2016/TT-BGDÐT); Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình đào tạo của AUN-QA
- Nội dung và khối lượng chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở đảm bảo chương trình khung của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo qui định và thực hiện theo quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chương trình tham khảo các chương trình đào tạo về Khuyến nông của Đại học Makerere, Uganda; Đại học Nairobi, Kenya, Đại học Nông lâm Huế, Việt Nam; Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Việt Nam.
- Khung chương trình đào tạo
TT |
Mã số |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Bắt buộc |
Tự chọn |
Số |
Số |
Học phần |
Học phần |
HK thực hiện |
|
Khối kiến thức Giáo dục đại cương |
|||||||||||
1 |
QP006 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*) |
2 |
2 |
|
30 |
|
Bố trí theo nhóm ngành |
|||
2 |
QP007 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*) |
2 |
2 |
|
30 |
|
Bố trí theo nhóm ngành |
|||
3 |
QP008 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*) |
3 |
3 |
|
20 |
65 |
Bố trí theo nhóm ngành |
|||
4 |
QP009 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*) |
1 |
1 |
|
10 |
10 |
Bố trí theo nhóm ngành |
|||
5 |
TC100 |
Giáo dục thể chất 1+2+3 (*) |
1+1+1 |
|
3 |
|
90 |
|
|
I, II, III |
|
6 |
XH023 |
Anh văn căn bản 1 (*) |
4 |
|
10TC nhóm AV hoặc nhóm PV |
60 |
|
|
|
I, II, III |
|
7 |
XH024 |
Anh văn căn bản 2 (*) |
3 |
|
45 |
|
XH023 |
|
I, II, III |
||
8 |
XH025 |
Anh văn căn bản 3 (*) |
3 |
|
45 |
|
XH024 |
|
I, II, III |
||
9 |
XH031 |
Anh văn tăng cường 1 (*) |
4 |
|
60 |
|
XH025 |
|
I, II, III |
||
10 |
XH032 |
Anh văn tăng cường 2 (*) |
3 |
|
45 |
|
XH031 |
|
I, II, III |
||
11 |
XH033 |
Anh văn tăng cường 3 (*) |
3 |
|
45 |
|
XH032 |
|
I, II, III |
||
12 |
FL001 |
Pháp văn căn bản 1 (*) |
4 |
|
60 |
|
|
|
I, II, III |
||
13 |
FL002 |
Pháp văn căn bản 2 (*) |
3 |
|
45 |
|
FL001 |
|
I, II, III |
||
14 |
FL003 |
Pháp văn căn bản 3 (*) |
3 |
|
45 |
|
FL002 |
|
I, II, III |
||
15 |
FL007 |
Pháp văn tăng cường 1 (*) |
4 |
|
60 |
|
FL003 |
|
I, II, III |
||
16 |
FL008 |
Pháp văn tăng cường 2 (*) |
3 |
|
45 |
|
FL007 |
|
I, II, III |
||
17 |
FL009 |
Pháp văn tăng cường 3 (*) |
3 |
|
45 |
|
FL008 |
|
I, II, III |
||
18 |
TN033 |
Tin học căn bản (*) |
1 |
1 |
|
15 |
|
|
|
I, II, III |
|
19 |
TN034 |
TT.Tin học căn bản (*) |
2 |
2 |
|
|
60 |
|
TN033 |
I, II, III |
|
20 |
ML009 |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1 |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II, III |
|
21 |
ML010 |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2 |
3 |
3 |
|
45 |
|
ML009 |
|
I, II, III |
|
22 |
ML006 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
2 |
|
30 |
|
ML010 |
|
I, II, III |
|
23 |
ML011 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
3 |
3 |
|
45 |
|
ML006 |
|
I, II, III |
|
24 |
KL001 |
Pháp luật đại cương |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II, III |
|
25 |
SP009 |
Tâm lý học đại cương |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II, III |
|
26 |
TN042 |
Sinh học đại cương |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II, III |
|
27 |
TN010 |
Xác xuất thống kê |
3 |
3 |
|
45 |
|
|
|
I, II, III |
|
28 |
XH028 |
Xã hội học đại cương |
2 |
|
2 |
30 |
|
|
|
I, II, III |
|
29 |
KN001 |
Kỹ năng mềm |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II, III |
||
30 |
KN002 |
Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II, III |
||
Cộng: 45 TC (Bắt buộc 30 TC; Tự chọn: 15 TC) |
|||||||||||
Khối kiến thức cơ sở ngành |
|||||||||||
31 |
NN140 |
Trồng trọt đại cương |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II |
|
32 |
NN139 |
Chăn nuôi đại cương |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II |
|
33 |
TS103 |
Ngư nghiệp đại cương |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II |
|
34 |
NN129 |
Sinh lý thực vật B |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II |
|
35 |
NN130 |
Thực hành sinh lý thực vật |
1 |
1 |
|
|
30 |
|
NN129 |
I, II |
|
36 |
NN131 |
Thổ nhưỡng B |
2 |
2 |
|
20 |
20 |
|
NN130 |
I, II |
|
37 |
PD001 |
Nguyên lý phát triển nông thôn |
2 |
2 |
|
25 |
10 |
|
|
I, II |
|
38 |
KT101 |
Kinh tế vi mô 1 |
3 |
3 |
|
45 |
|
|
|
I, II |
|
39 |
PD103 |
Xã hội học nông thôn |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II |
|
40 |
HG101 |
Tâm lý nông dân |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
SP009 |
I, II |
|
41 |
PD324 |
Phát triển cộng đồng |
2 |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
|
42 |
PD325 |
Chính sách nông nghiệp – PTNT |
2 |
2 |
|
25 |
10 |
PD001, KT101 |
|
I, II |
|
43 |
PD106 |
Đánh giá nông thôn có sự tham gia – PRA |
2 |
2 |
|
15 |
30 |
|
|
I, II |
|
44 |
HG102 |
Thống kê ứng dụng – Khuyến nông |
2 |
2 |
|
20 |
20 |
TN010 |
|
I, II |
|
45 |
PD312 |
Phân tích sinh kế |
2 |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
|
46 |
PD115 |
Phương pháp khuyến nông |
3 |
3 |
|
30 |
30 |
|
|
I, II |
|
47 |
NN377 |
Hệ thống canh tác |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
PD106 |
I, II |
|
48 |
HG103 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học - KN |
2 |
2 |
|
20 |
20 |
|
TN010 |
I, II |
|
49 |
MT117 |
Môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên |
2 |
|
2 |
30 |
|
|
|
I, II |
|
50 |
MT334 |
Quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng |
2 |
|
15 |
30 |
|
|
I, II |
||
51 |
HG104 |
Anh văn chuyên môn khuyến nông |
2 |
|
2 |
30 |
|
|
XH025 |
I, II |
|
52 |
XH019 |
Pháp văn chuyên môn KH & CN |
2 |
|
30 |
|
|
XH006 |
I, II |
||
Cộng: 41 TC (Bắt buộc 35 TC; Tự chọn: 6 TC) |
|||||||||||
Khối kiến thức chuyên ngành |
|||||||||||
53 |
PD109 |
Phân tích chi phí – lợi ích |
2 |
|
2 |
20 |
20 |
|
|
I, II |
|
54 |
KT396 |
Marketing nông nghiệp |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II |
||
55 |
HG256 |
Quản trị và điều hành các tổ chức kinh tế hợp tác |
2 |
2 |
|
25 |
10 |
|
|
I, II |
|
56 |
|
Nông nghiệp công nghệ cao |
3 |
3 |
|
|
|
|
|
I, II |
|
57 |
PD201 |
Phương pháp truyền thông trong khuyến nông |
2 |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II |
|
58 |
HG302 |
Đào tạo cán bộ tập huấn khuyến nông |
3 |
3 |
|
30 |
30 |
|
|
I, II |
|
59 |
PD334 |
Lập kế hoạch, giám sát và đánh giá hoạt động KN |
2 |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
|
60 |
PD335 |
Tổ chức công tác khuyến nông |
2 |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
|
61 |
HG303 |
Xây dựng và quản lý dự án khuyến nông |
2 |
2 |
|
25 |
10 |
KT101 |
|
I, II |
|
62 |
NN374 |
Côn trùng nông nghiệp |
2 |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
|
63 |
PD202 |
Thực tập giáo trình - Khuyến nông |
2 |
2 |
|
|
60 |
>70 TC |
|
I, II |
|
64 |
PD203 |
Hoạt động thực tiễn |
2 |
2 |
|
|
90 |
>70 TC |
|
I, II |
|
65 |
NN369 |
Cây lúa |
2 |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
|
66 |
NN361 |
Cây ăn trái |
2 |
|
6 |
20 |
20 |
|
|
I, II |
|
67 |
NN370 |
Cây màu |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
68 |
NN371 |
Kỹ thuật canh tác cây rau |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
69 |
NN359 |
Bệnh cây trồng |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
70 |
NN286 |
Nông nghiệp sạch và bền vững |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
71 |
NN337 |
Chăn nuôi gia cầm B |
2 |
|
6 |
20 |
20 |
|
|
I, II |
|
72 |
NN338 |
Chăn nuôi gia súc nhai lại B |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
73 |
NN339 |
Chăn nuôi heo B |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
74 |
NN311 |
Bệnh ký sinh gia súc |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
75 |
NN312 |
Bệnh truyền nhiễm |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
76 |
NN492 |
Thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
77 |
TS301 |
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt |
2 |
|
6 |
30 |
|
|
|
I, II |
|
78 |
TS304 |
Kỹ thuật nuôi cá nước lợ |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II |
||
79 |
TS410 |
Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi thủy sản |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II |
||
80 |
TS337 |
Dịch bệnh thủy sản |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
81 |
TS315 |
Thuốc và hóa chất trong thủy sản |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II |
||
82 |
PD591 |
Luận văn tốt nghiệp |
10 |
|
10
|
|
300 |
≥105TC |
|
I, II |
|
83 |
PD341 |
Tiểu luận tốt nghiệp |
4 |
|
|
120 |
≥105TC |
|
I, II |
||
84 |
NN255 |
Quy hoạch phát triển nông thôn |
2 |
|
30 |
|
|
|
I, II |
||
85 |
MT366 |
Quản lý môi trường nông nghiệp |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
86 |
NN376 |
Dinh dưỡng cây trồng |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
87 |
NN353 |
Dinh dưỡng và thức ăn gia súc |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
88 |
TS118 |
Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản B |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
89 |
HG301 |
Giới trong phát triển nông thôn |
2 |
|
20 |
20 |
|
|
I, II |
||
90 |
KT253 |
Kinh doanh nông nghiệp |
3 |
|
45 |
|
|
|
I, II |
||
91 |
KT268 |
Kinh tế nông hộ |
3 |
|
45 |
|
|
|
I, II |
||
92 |
PD321 |
Phân tích chuỗi cung ứng và giá trị sản phẩm |
3 |
|
30 |
30 |
|
|
I, II |
||
Cộng: 54 TC (Bắt buộc: 24 TC; Tự chọn: 30 TC) |
|||||||||||
Tổng cộng: 140 TC (Bắt buộc: 89 TC; Tự chọn: 51 TC) |
|||||||||||
(*): là học phần điều kiện, không tính điểm trung bình chung tích lũy. Sinh viên có thể hoàn thành các học phần trên bằng hình thức nộp chứng chỉ theo quy định của Trường Đại học Cần Thơ hoặc học tích lũy.
Ngày 3 tháng 01 năm 2019
BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG KH&ĐT KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH TRƯỞNG KHOA
Tin tức
-
Lịch thi kết thúc học phần các môn chung, HK2 NH 2024-2025
TT Mã HP Tên học phần Nhóm Số sinh viên Số CB coi...
-
Kế hoạch xét và phát bằng tốt nghiệp đại học chính quy năm 2025
...
-
Thông báo tuyển dụng tại Trung tâm Công nghệ phần mềm
...
-
Kế hoạch khung Trường Đại học Cần Thơ năm 2025
...
-
Thông báo tuyển dụng lao động làm việc tại Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên
...
-
Thông báo kế hoạch giảng dạy, đăng ký học phần HK2 Năm học 2024-2025
...
-
Phiên tòa giả định năm 2024 tại Khu Hòa An
Sáng ngày 10/11/2024, “Phiên tòa giả định" năm 202...
-
Thông báo tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024
Biểu mẫu phiếu dự tuyển...
-
Công trình thanh niên Đoàn trường Đại học Cần Thơ tại Trường Tiểu học Hoà An 3
Sáng nay lúc 8 giờ 30 phút, ngày 05/09/2024 , Đoàn trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình thanh niên Đoàn Trường Đại học Cần Thơ...
-
Đại hội Đoàn TNCS HCM Khoa Phát triển Nông thôn lần VI nhiệm kỳ 2024-2027
Hòa chung không khí phấn khởi của tuổi trẻ cả nước nói chung, sinh viên Đoàn Khoa Phát triển Nông thôn đã và đang thi đua lập thành tích chào mừng kỷ...